Những loại “thuốc kháng sinh” tự nhiên giúp hạ sốt

Không nên lạm dụng thuốc trong điều trị sốt

Không lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Những sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt cho con bố mẹ cần biết

Dễ viêm loét dạ dày vì uống thuốc giảm đau, chống viêm

Mặt trái chết người của loại thuốc chống viêm nhà nào cũng dùng

Liễu trắng (Salix alba)

Liễu trắng đã được các dược sỹ Trung Quốc sử dụng hàng nghìn năm trước. Loại trà được làm bằng vỏ cây liễu là phương pháp điều trị tự nhiên giúp hạ sốt, giảm đau.

Cây liễu trắng được sử dụng để điều trị sốt

Một hợp chất hoạt tính có trong liễu trắng là salicin được tách ra vào năm 1830 và được chuyển thành aspirin – một trong những loại thuốc hiện đại phổ biến nhất.

Vị đắng của vỏ cây liễu có thể được giảm bớt bằng quế, gừng, hoa cúc hoặc một số loại thảo mộc khác.

Cây râu dê (Filipendula ulmaria)

Cây râu dê là nguồn tuyệt vời các salicin, là phương thuốc hạ sốt tuyệt vời, giúp giảm đau do bệnh thấp khớp.

Không giống như aspirin, nó có tác động khá nhẹ nhàng đối với dạ dày và được nhiều chuyên gia thảo dược xem là phương thuốc tốt cho bệnh tiêu hóa.

Dương kỳ thảo (Achillea millefolium)

Dương kỳ thảo là một loại thảo mộc được sử dụng để tăng tiết mồ hôi, loại bỏ chất độc và hạ sốt. Nó chứa acid salicylic, tăng tiết mồ hôi bằng cách mở lỗ chân lông.

Dương kỳ thảo chứa acid salicylic giúp trị sốt

Là một phương thuốc chữa trị bệnh sốt, dương kỳ thảo cũng có thể được kết hợp với hoa cơm cháy (elder), bạc hà, cây mần tưới, ớt cayenne và gừng.

Cơm cháy đen (Sambucus nigra)

Cơm cháy được coi là loại thảo dược giúp điều trị cảm lạnh và cúm.

Trà hoặc cồn thuốc từ cây cơm cháy đen được coi như vị thuốc hạ sốt ở trẻ em. 

Cơm cháy được dùng để trị sốt ở trẻ em

Hoa cơm cháy cũng được cho là giúp hỗ trợ hạ sốt bằng cách thư giãn mao mạch, mở các lỗ chân lông và giảm tắc nghẽn. Hoa hay quả cơm cháy đen có thể giúp loại bỏ độc tố bằng cách tăng tiết mồ hôi, chống lại chứng viêm màng nhầy, đặc biệt ở mũi và cổ họng.

Bạc hà (Mentha piperita)

Bạc hà có giá trị như một phương thuốc chữa bệnh sốt.

Bạc hà có tác dụng trị sốt

Nó được coi như loại thảo dược có lợi cho hệ tiêu hóa, thuốc bổ thần kinh giúp làm dịu lo lắng và căng thẳng. Nó có thể được kết hợp với cây mần tưới, hoa cơm cháy và dương kỳ thảo.

Gừng (Zingiber officinale)

Gừng là loại thảo mộc hữu ích giúp tăng tiết mồ hôi và được sử dụng như một phương thuốc thảo dược giúp hạ sốt. Nó là chất kích thích tự nhiên đối với hệ tuần hoàn ngoại biên.

Gừng giúp trị bệnh sốt hiệu quả

Có thể kết hợp gừng với nhiều loại thảo mộc khác trong điều trị sốt.

Cây mần tưới (Eupatorium perfoliatum)

Cây mần tưới được sử dụng để điều trị sốt và những triệu chứng đau nhức liên quan đến cúm. Nó có thể kết hợp với dương kỳ thảo, ớt cayenne hoặc gừng.

Cây mần tưới được dùng để trị cúm, sốt

Feverfew (Tanacetum parthenium)

Feverfew được coi như một loại thuốc chống viêm, giãn mạch, thư giãn, khử trùng. 

Cây mần tưới có tác dụng khử trùng, chống viêm

Nó đã được ứng dụng từ lâu trong điều trị sốt, đau nửa đầu và viêm khớp.

Cúc dại (Echinacea Angustifolia, Echinacea pallida, Echinacea purpurea)

Cúc dại Echinacea là một trong những thảo dược phổ biến nhất được sử dụng để điều trị nhiễm trùng và sốt, giúp chống virus, vi khuẩn và kích thích hệ miễn dịch.

Cúc dại có thể được dùng để hạ sốt

Có thể được sử dụng cho mọi lứa tuổi bao gồm cả trẻ em.

Hoài Thương H+ (Theo Herbal-supplement-resource.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất