6 hiểu lầm về việc cho con bú nhiều mẹ vẫn đang mắc phải

Những người mẹ trẻ cần loại bỏ một số hiểu lầm về việc cho con bú

Làm thế nào để cho con bú nhưng ngực vẫn đẹp

Mẹ cần biết: Cách kích sữa về nhanh, cho con bú chuẩn

6 "siêu thực phẩm" phụ nữ cho con bú không nên bỏ qua

Mang thai làm thay đổi bộ ngực của bạn như thế nào?

Sữa non là sữa cũ

Sữa non là sữa người mẹ sản xuất trong vòng 2 – 3 ngày đầu sau khi sinh. Trái với suy nghĩ của nhiều người cho rằng sữa non là sữa cũ và không tốt cho trẻ sơ sinh, bạn nên biết sữa non chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất giúp tăng cường sự miễn dịch cho trẻ.

Sữa non có chứa khoảng 415 loại protein và 134 loài lợi khuẩn đường ruột, giúp phát triển hệ tiêu hóa của bé. Có thể nói, sữa non đóng vai trò như một lớp bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn, hợp chất gây hại trong máu. Chính vì vậy, mẹ nên cho bé sơ sinh bú sữa non như bữa ăn đầu tiên của trẻ.

Sữa non chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp bé phát triển hệ tiêu hóa

Bé khóc để đòi ăn

Bất cứ khi nào nghe thấy tiếng con khóc, người mẹ lại cảm thấy con đang bị đói và cần được cho bú. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến trẻ sơ sinh khóc: Bé đi tiểu, đại tiện. hoặc chỉ đơn giản là cảm thấy khó chịu.

Thông thường, dạ dày của trẻ sơ sinh có dung tích rất nhỏ, chỉ chứa được từ 5 – 7ml chất lỏng. Chính vì vậy mẹ không cần quá lo mình không đủ sữa cho con bú.

Cho con bú khiến mẹ béo hơn, thay đổi hình dạng bộ ngực

Cho con bú giúp mẹ đốt cháy calorie dư thừa

Trên thực tế, mỗi lần cho con bú, người mẹ lại đốt cháy được 500 calorie. Nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ không thể lấy lại vóc dáng như trước khi sinh là do không có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, chứ không phải do cho con bú.

Ngoài ra, những thay đổi về hormone trong hơn 9 tháng mang thai và cho con bú có thể khiến kích thước bộ ngực tăng lên đáng kể. Bộ ngực được tạo thành từ cơ bắp, mỡ và các mô, chính vì vậy sẽ mất một thời gian để trở lại kích cỡ như bình thường.

Ngực nhỏ thường ít sữa

Nhiều người cho rằng người phụ nữ có bộ ngực lớn sẽ sản xuất được nhiều sữa hơn so với những người ngực nhỏ. Tuy nhiên đây hoàn toàn là một sai lầm.

Để sản xuất sữa, não bộ của người mẹ sẽ sản sinh các hormone tác động tới tuyến vú. Dù sữa mẹ không thể dự trữ, nhưng mỗi khi bé bú, não bộ lại được kích hoạt để phát hành hormone sản xuất thêm sữa cho con.

Ngực căng sữa có nghĩa bé vẫn chưa no

Nhiều bà mẹ vẫn cảm thấy bộ ngực căng tức sữa sau khi cho con bú. Điều này là hoàn toàn bình thường vì trẻ thường chỉ bú hết khoảng 67% lượng sữa trong cơ thể mẹ. Bạn cũng không cần quá lo bé bị đói vì trẻ sơ sinh có nhu cầu ăn nhiều bữa trong ngày. Bé cũng chỉ bú đủ lượng cơ thể cần hoặc khi đã cảm thấy no.

Nên hạn chế một số loại rau củ, trái cây khi cho con bú

Trên thực tế, trẻ có thể làm quen với hương vị thực phẩm qua việc bú sữa mẹ. Điều này sẽ giúp bé rất nhiều trong giai đoạn ăn dặm trong tương lai do bé đã được làm quen với các mùi hương từ khi còn nhỏ.

Nếu người mẹ không tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định khi cho con bú, bé cũng có thể trở nên kén ăn và không ăn các thực phẩm này khi bắt đầu ăn dặm.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ