Những hiện tượng thiên văn đáng chờ đợi năm Ất Mùi

Mưa sao băng là hiện tượng thiên nhiên được cư dân Trái Đất háo hức chào đón

"Mặt Trăng máu" xuất hiện trong hôm nay

Ảnh đẹp mê hồn về thế giới thu nhỏ trong giọt nước

Loạt ảnh tuyệt đẹp về đồ ăn "nhảy múa" trên không

9 bức ảnh kinh ngạc về vũ trụ

1. Nhật thực toàn phần: Ngày 20/3, nhật thực toàn phần là một trong những hiện tượng rất đáng chú ý vào năm 2015. Nhật thực toàn phần diễn ra khi Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời và nó che khuất được toàn bộ mặt trời khi quan sát từ Trái Đất. Điểm cực đại của nhật thực sẽ nằm ở phía bắc của đảo Faroe – đó là một trong những lý do mà nhóm đảo nhỏ này được đánh giá là một trong những điểm đến “hot” nhất trong năm 2015.

2. Mặt trăng máu: Vào ngày 4/4, bóng tối của Trái đất sẽ bắt đầu bao phủ hoàn toàn Mặt trăng. Lúc này, Mặt trăng sẽ không còn có màu vàng như thường lệ mà thay vào đó là màu đỏ - điều mà nhiều người vẫn gọi đó là hiện tượng "Mặt trăng máu".

Người dân thuộc các khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á và Australia sẽ được chứng kiến trọn vẹn hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm này

3. Mưa sao băng Lyrids: Từ ngày 22 - 23/4. Mưa sao băng loại nhỏ, chỉ với khoảng 20 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Tuy vậy, do rơi vào đêm đầu tháng âm lịch, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì mọi người vẫn vẫn có thể thấy rõ hiện tượng này.

4. Mưa sao băng Eta Aquarids: Từ ngày 5 -  6/5. Mưa sao băng cỡ trung bình với mật độ lúc cực điểm khoảng hơn 30 sao băng mỗi giờ. Mặc dù vậy, do rơi vào gần thời điểm Trăng tròn nên số sao băng có thể được nhìn thấy ngay cả khi thời tiết lý tưởng bị giảm đáng kể.

Sao băng Eta Aquarids được sinh ra từ những đám bụi nhỏ còn sót lại của một Sao Chổi tên Halley - vốn được phát hiện từ thời cổ đại. Mưa sao băng Eta Aquarids thường kéo dài từ 19/4 - 26/5 và đạt cực điểm vào đêm mùng 5, rạng sáng ngày 6/5

Nằm gần thời điểm đầu tháng âm lịch nên nếu thời tiết không thay đổi đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể quan sát hiện tượng này một cách khá dễ dàng.

5. Sao Thổ ở vị trí trực đối: Ngày 23 /5, sao Thổ sẽ nằm ở vị trí thuận tiện nhất để quan sát do nó nằm phía bên kia so với Mặt Trời đối với người quan sát từ Trái Đất. Bạn có thể quan sát nó cùng vành sánh rất đẹp (Saturn's ring) bằng kính thiên văn nghiệp dư.

6. Mưa sao băng Delta Aquarids: Có cực điểm ngày 28 – 29/7. Đây là mưa sao băng nhỏ với mật độ lúc cực điểm khoảng 20 sao băng mỗi giờ. Sao băng Delta Aquarids được sinh ra từ những đám bụi nhỏ còn sót lại sau khi hai Sao Chổi có tên là Marsden và Kracht.

Do xảy ra vào cuối tháng 7, trời ít mây và không bị ánh trăng cản trở nên trận mưa sao băng này hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ hội để quan sát

7. Mưa sao băng Perseus: Có cực điểm ngày 12 – 13/8. Một trong những mưa sao băng lớn nhất hàng năm, được gây ra bởi những mảnh vụn còn sót lại của sao chổi Swift-Tuttle trên quỹ đạo Trái Đất. Nó có thể đạt trên 60 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Năm 2015, nếu không có biến cố về thời tiết mưa sao băng này sẽ rất thuận lợi để quan sát vì nó có cực điểm vào lúc không Trăng.

8. Mưa sao băng Orionids: Có cực điểm ngày 21 – 22/10. Mưa sao băng loại trên trung bình với cực điểm có thể đạt 20 đến 30 sao băng mỗi giờ.

Rạng sáng khi Trăng đã lặn sẽ là thời điểm tốt nhất để quan sát hiện tượng này

9. Sao Kim và Sao Mộc giao hội: Lúc rạng sáng ngày 26/ 10, hai hành tinh sáng nhất trên bầu trời sẽ nằm ở gần sát nhau trên bầu trời. Hãy nhìn về bầu trời phía Đông khi trời còn tối, trước lúc Mặt Trời mọc lên để thấy rõ hiện tượng này.

10. Sao Kim, Sao Mộc và Sao Hỏa giao hội: Rạng sáng ngày 28/10, Sao Hỏa sẽ tham gia vào cuộc gặp gỡ của các hành tinh này.

Hãy nhìn về bầu trời phía Đông trước lúc Mặt Trời mọc để quan sát các hành tinh này

11. Mưa sao băng Leonids: Có cực điểm ngày 17 – 18/11, mưa sao băng Leonids năm 2015 sẽ là trận mưa sao băng trung bình, không còn lớn như trước đây. Nó cho phép bạn quan sát vào lúc cực điểm khoảng 20 sao băng mỗi giờ. Rạng sáng ngày 18/11 sẽ là thời điểm quan sát lý tưởng nhất. Khi Mặt Trăng đã lặn, nếu thời tiết thuận lợi đây vẫn sẽ là hiện tượng  rất đáng chú ý.

12. Mặt Trăng và Sao Kim giao hội: Rạng sáng ngày 7/12. Hãy nhìn về bầu trời phía Đông trước lúc Mặt Trời mọc để quan sát hai thiên thể sáng nhất bầu trời đêm này khi chúng nằm rất gần nhau.

Mặt Trăng gặp gỡ Sao Kim năm 2012

13. Mưa sao băng Geminids: Có cực điểm ngày 13 – 14/12. Đây là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm, với cực điểm có thể lên tới hơn 100 sao băng mỗi giờ. Nó có vùng trung tâm là chòm sao Gemini (Song Tử). Rơi vào thời điểm không có trăng, nếu không có biến cố thời tiết thì đây sẽ là điều kiện lý tưởng nhất để bạn quan sát trận mưa sao băng lớn nhất này.

Thanh Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội