Những đồ uống lành mạnh cho người bị đái tháo đường

Lời khuyên dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đái tháo đường

Trứng thối - chìa khóa chữa bệnh đái tháo đường, đột quỵ, đau tim và bệnh mất trí nhớ

Lúc nhỏ tích cực vận động, về già ít đái tháo đường

Triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2 là gì?

Sữa ít béo

Sữa ít béo hay sữa gầy có thể cung cấp những vitamin và muối khoáng quan trọng, và cũng là nguồn protein. Tuy nhiên, cần chú ý đến cỡ suất! Sữa thường chứa carbohydratee và calorie, vì thế cần đảm bảo không vượt quá khẩu phần carbohydratee và calorie qui định hàng ngày. Người bị dị ứng với lactose có thể chọn sữa gạo, sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành để thay thế.

Nước trái cây (lượng vừa phải)

Nếu muốn bắt đầu ngày mới với  một ly nước trái cây, cần đảm bảo rằng đó là nước trái cây nguyên chất 100% không đường. Một lợi ích nữa của nước trái cây chính là chất xơ. Nước trái cây cũng thường chứa nhiều carbohydratee, vì thế cần chú ý đến lượng uống. 120ml nước trái cây (khoảng nửa cốc) sẽ có chừng 15g carbohydratee.

Một cách khác là thử những loại nước ép rau ít muối. Chúng thường chứa ít carbohydratee hơn (khoảng 10g cho một cốc 240ml) so với nước ép trái cây. Nhờ đó bạn có thể uống nhiều hơn.

Nước hương vị tự nhiên

Hãy thêm dưa chuột, dâu tây, gừng tươi hoặc bạc hà vào nước để tăng thêm hương vị. Nước có vai trò sống còn đối với cơ thể, và hoàn toàn không có đường. Các chuyên gia khuyên mỗi ngày cần uống ít nhất 8 cốc nước, mỗi cốc 240ml.

Nước khoáng

Nước khoáng có thể cho bạn tận hưởng cảm giác được uống nước có ga mà không phải nhận thêm đường và calorie. Hãy tìm loại nước khoáng ít muối để tránh bị tăng lượng muối. Nước sủi bọt cũng là một lựa chọn. Nếu muốn tìm thứ đồ uống thú vị hơn, có thể pha ít nước trái cây vào nước khoáng hoặc nước sủi bọt. Đừng quên tính lượng carbohydratee này vào khẩu phần trong ngày.

Sinh tố

Chọn những loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như các loại quả mọng. Xay nhuyễn với sữa gầy hoặc sữa chua không đường là bạn đã có một thứ đồ uống sánh đặc, cung cấp protein và can xi. Rắc thêm ít hạt lanh để bổ sung chất xơ cho thứ đồ uống này.

Trà

Nóng hay lạnh, có hay không có caffein, thì trà cũng mang đến cho bạn nhiều hương vị và nhiều lựa chọn. Trà còn có những lợi ích khác. Nghiên cứu đã cho thấy những loại trà như trà đen và trà xanh có chứa các polyphenol, có thể giúp bảo vệ chống viêm và các chất gây ung thư. Trà xanh cũng giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tim, là những bệnh mà người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc cao. Các polyphenol trong trà xanh cũng đóng vai trò điều hòa đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên việc thêm sữa hoặc mật ong có thể đưa thêm đường, vì thế cần tiết chế.

Nước ép cà chua

Nước ép cà chua là một thứ đồ uống tươi mát và tốt cho sức khỏe. Cà chua chứa lycopene, một chất mà nghiên cứu đã cho thấy là giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và một số loại ung thư. Chất này thậm chí còn giúp cho quá trình kết tập tiểu cầu, nhờ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bị đái tháo đường týp 2. Hãy tìm loại ít muối để có lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.

Cà phê không đường

Bạn có thể chọn một tách cà phê, miễn là đừng thêm đường hoặc kem. Các chuyên gia khuyên người bị đái tháo đường nên uống cà phê đen. Nếu thêm sữa thì hãy nhớ tính thêm lượng carbohydratee. Mặc dù có nghiên cứu nói rằng cà phê có thể làm tăng nồng độ đường huyết sau khi ăn, song nhiều nghiên cứu khác lại gợi ý cà phê có thể thực sự giúp giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường. Để an toàn, hãy kiểm tra đường huyết để xem liệu cà phê tác động đến bạn cụ thể như thế nào.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết