Những điều quan trọng bạn cần biết về nhịp tim

Nhịp tim là một trong những chỉ số đáng tin cậy để biết tình trạng sức khỏe

Ánh sáng nhẹ giúp điều trị các rối loạn nhịp tim nguy hiểm

Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị rối loạn nhịp tim

3 thế yoga giúp ổn định nhịp tim nhanh

Nhịp tim hơi chậm nên đi khám ở đâu?

Các biện pháp ngăn ngừa và điều trị rối loạn nhịp tim

Làm thế nào để đo lường được nhịp tim?

Các bác sỹ sẽ đo được nhịp tim của bạn đơn giản bằng cách kiểm tra mạch đập. Mạch đập có thể đo được ở cổ tay, cổ hay ngực. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm ra được nhịp đập ở động mạch cổ tay mình, nó nằm ở dưới ngón cái, ngay dưới lằn chỉ tay giữa bàn tay và cổ tay của bạn.

Đếm nhịp đập của mạch trong vòng 1 phút, hoặc cũng có thể đếm trong 30 giây và nhân lên gấp 2, hoặc đếm trong 10 giây, nhân lên gấp 6. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một thiết bị đo nhịp tim tự động, thiết bị đó sẽ cho bạn biết, nhịp tim đang ở trên hay dưới phạm vi nhịp tim lý tưởng mà bạn đã đặt ra.

Bạn có thể kiểm tra nhịp tim bằng cách đếm mạch đập ở cổ tay

Bạn nên nghỉ ngơi trước khi kiểm tra nhịp tim

Thời gian tốt nhất để kiểm tra nhịp tim là vào buổi sáng, sau khi bạn có một đêm ngon giấc và trước khi ra khỏi giường. Bởi lúc này, cơ thể đã có thời gian dài để nghỉ ngơi, nhịp tim sẽ được kiểm tra chính xác hơn.

Bạn đếm nhịp đập ở động mạch tay, ghi lại chỉ số này và nói chuyện với bác sỹ của bạn. Bạn có thể kiểm tra nhịp đập của mình trong một vài ngày để xác định được số liệu chính xác. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), nhịp tim trung bình trong thời gian nghỉ là khoảng 60-80 nhịp/phút. 

Nhịp tim lý tưởng khi tập thể dục

Sau khi bạn đã đo được nhịp tim, bạn có thể xác định được nhịp tim lý tưởng của mình khi tập thể dục và theo dõi chúng để không gây tác động xấu với sức khỏe.

Bác sỹ có thể giúp bạn xác định nhịp tim lý tưởng tốt nhất đối với bạn, hoặc bạn thông qua tuổi tác xác định tỷ lệ nhịp tim lý tưởng của mình:

- Từ 40 - 45 tuổi: 88 - 153 nhịp/phút

- Từ 50 - 55 tuổi: 83 - 145 nhịp/phút

-  Từ 60 - 65 tuổi: 78 - 136 nhịp/phút

-  Từ 70 tuổi trở lên: 75 - 128 nhịp/phút

Bạn nên chú ý, một số loại thuốc hạ huyết áp có thể làm giảm nhịp tim tối đa của bạn. Nếu đang dùng thuốc theo đơn, hãy hỏi bác sỹ về các cấp độ tập luyện sao cho phù hợp.

Điều chỉnh hoạt động của bạn phù hợp với nhịp tim

Một khi bạn đã xác định được nhịp tim lý tưởng để tập thể dục, điều quan trọng bạn cần sử dụng thông tin này để giữ cho cường độ tập luyện luôn trong phạm vi cho phép. Nếu nhịp tim không ổn định, hãy tập thể dục chăm chỉ để đem lại hiệu quả và ổn định nhịp tim.

Có được nhịp tim bình thường và giữ được ổn định nhịp tim là điều ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, có nhiều người gặp các bất thường về nhịp tim, như nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, loạn nhịp... có thể gây ra khó thở, chóng mặt, đau thắt ngực. Trong những trường hợp này, cần sớm xét nghiệm và chẩn đoán để ngăn ngừa các biến chứng.

Đối với những người bị rối loạn nhịp tim, ngoài rèn luyện thể thao, tập các bài tập phù hợp để điều hòa, kiểm soát nhịp tim, bạn còn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, nên kết hợp sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ các dược liệu như: Đan sâm, khổ sâm, vàng đằng... có tác dụng giúp hỗ trợ ổn định nhịp tim, giảm các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng, ngất... do rối loạn nhịp tim nhanh. Việc hỗ trợ điều trị bằng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên sẽ đảm bảo tính an toàn và tránh các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

Ngọc Hoa H+ (Theo Healthline)


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch