Những sự thật đáng kinh ngạc về thai nhi

Có nhiều điều thú vị khi bé còn nằm trong bụng mẹ

Thai nhi nhẹ cân, mẹ nên ăn gì?

Nhận biết mang thai ngoài tử cung như thế nào?

1001 khó khăn mẹ bầu mang đa thai phải đối mặt

1. 24 giờ là thời gian đủ để tinh trùng tiếp cận và thụ tinh với trứng. Từ đây, thai kỳ của bạn bắt đầu cho dù bạn chưa nhận ra nó.

2. Giới tính của con là do chồng bạn quyết định. Tất cả trứng mang nhiễm sắc thể X (nữ), trong khi tinh trùng mang theo một nhiễm sắc thể X hoặc Y (nam). Nếu nhiễm sắc thể X của tinh trùng gặp trứng, đó là một bé gái. Ngược lại, nếu là nhiễm sắc thể Y thì là một bé trai.

Trứng được thụ tinh, từ đây em bé phát triển

3. Chỉ khoảng 2% số ca thụ thai mang song thai. Cặp song sinh giống hệt nhau khi một trứng thụ tinh với một tinh trùng, sau đó chia làm hai hợp tử riêng biệt (mỗi hợp tử tạo thành một em bé). Cặp song sinh không giống nhau được hình thành khi hai trứng riêng biệt đồng thời thụ tinh với hai tinh trùng riêng biệt.

4. Phôi thai 4 tuần tuổi, bé có kích cỡ của một hạt giống.

5. Chỉ khoảng tuần thứ 6 thai kỳ, bé đã có nhịp tim dù kích thước của bé chỉ lớn hơn hạt đậu một chút.

6. Tuy nhiên, khi thai kỳ của bạn được 6 tuần, tử cung đã mở rộng và bọc ối đã bằng một quả mận.

7. 7 tuần tuổi, bé đã có 3 vùng não riêng biệt gồm não trước (có trách nhiệm giải quyết vấn đề, lưu trữ kỷ niệm); Não giữa và não sau (kiểm soát hoạt động thể chất như thở, nhịp tim, chuyển động cơ bắp).

8. 8 tuần tuổi, bé được định hình thành một bào thai. Nếu siêu âm và đi khám thai tại thời điểm này, nhịp tim của bé được phát hiện và nguy cơ sảy thai chỉ còn 2%.

9. Tuần thứ 10, em bé của bạn có kích cỡ như một hạt đậu Hà Lan nhưng đã có thể nhận ra đôi mắt, tai, mũi và miệng, phân làm 4 chi, cộng với các ngón tay và ngón chân. Bé cũng đã có móng tay nhỏ bé và những chồi cho răng sữa.

Cũng ở tuần thứ 10, bé bắt đầu nhạy cảm với những va chạm. Nếu bạn có những cú hích nhẹ vào bụng bầu thì bé cũng vặn vẹo dù những chuyển động này của bé chưa được nhận ra. Nhịp tim của bé thời gian này là 110 -160 lần/phút – gấp đôi nhịp tim người lớn. Tất cả các cơ quan chính gồm tim, phổi, thận, não và ruột được hình thành và có đầy đủ chức năng ở tuần thứ 10. Từ bây giờ em bé bắt đầu phát triển rất nhanh chóng.

10. Phản xạ của bé phát triển mạnh hơn vào tuần thứ 12. Nếu bé vô tình chạm tay (hoặc chân) lên mặt mình, đôi môi của bé như thể đang mút, nếu tay bé vô tình chạm vào mắt, mắt bé sẽ nhấp nháy.

11. Phần lớn thai phụ có lượng nước ối bằng khoảng một chén vào cuối quý I và tương đương một chai rượu vang vào cuối thai kỳ.

12. Bé 12 tuần tuổi có trọng lượng như một chiếc Ipod.

13. 13 tuần, thai nhi đã có dấu vân tay riêng biệt của mình.

14. Với một thai nhi mang giới tính nữ: Đến 18 tuần, tử cung và ống dẫn trứng đã được hình thành và phát triển khá hoàn thiện.

15. Đến tuần thứ 23, em bé của mẹ sẽ bị giật mình nếu nghe thấy âm thanh, tiếng động lớn, đột ngột từ bên ngoài.

16. Khi tử cung chuyển động một cách nhẹ nhàng, đều đặn là lúc em bé đang nấc.

17. Vào khoảng tuần thai thứ 27, thai nhi sẽ bắt đầu tập thở, mặc dù phổi lúc này vẫn chứa nước ối.

18. 28 tuần, thai nhi sẽ có thể ngửi thấy những mùi tương tự như mẹ ngửi thấy.

19. Tuần 28-32, bé có thể tăng khoảng 500gr mỗi tuần. Đó là lý do giải thích vì sao bạn đột nhiên thấy quần áo bầu chật chội từ giai đoạn này.

20. Đến tuần 35, hầu hết các bé ở nguyên một vị trí cho đến khi chào đời. Từ tuần 32 đến tuần 35, bé có thể tăng 250gr mỗi tuần. Bộ não phát triển nhanh đến mức chu vi vòng đầu của bé tăng khoảng 2,5cm mỗi tuần tại thời điểm này.

21. Phổi cũng phát triển rất nhanh, bé sinh ở tuần thứ 34 thì cần hỗ trợ thở nhưng nếu chào đời ở tuần 36, bé có thể tự thở tốt. Từ tuần 35, thính giác hoàn thiện. Do đó, hãy trò chuyện thường xuyên hơn với bé.

   Tuần 35, thính giác của bé đã hoàn thiện. Hãy trò chuyện nhiều hơn với bé

22. Trong những tuần cuối cùng, hệ tiêu hóa của bé chứa đầy meconium (chất màu xanh đen, do các tế bào chết, lông tơ và chất bài tiết trong ruột, gan của bé). Đây cũng là kiểu phân đầu tiên sau khi bé chào đời.

23. Bé có 99% là cơ hội sống sót nếu chào đời ở tuần 35.

24. Ở tuần 36, phần lớn bé lọt đầu xuống xương chậu mẹ

25. Bào thai hoàn thiện ở tuần 37, hệ timhô hấp trưởng thành đủ để bé thích ứng với thế giới bên ngoài

26. Ở tuần 40, nhau thai có chiều rộng như một chiếc đĩa lớn, dày 2-3cm và nặng 650gr.

27. Khi em bé mới sinh ra, đôi mắt sẽ bằng 75% kích cỡ khi trưởng thành.

 

Em bé khi vừa chào đời

28. Chỉ có 5% trẻ sơ sinh được sinh ra đúng ngày dự sinh.

Ngọc Ánh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ