7 điều bạn cần biết về động kinh

Động kinh phát triển ở mọi lứa tuổi cả người lớn và trẻ em

Trẻ bị động kinh có cần thiết phải điều trị không?

Thực phẩm giúp hạn chế co giật do động kinh

Bị bệnh này chỉ cần thấy sáng nhấp nháy là co giật

Phát hiện mạng lưới gene bệnh động kinh và cách điều trị động kinh mới

Bạn có thể bị cơn động kinh nhưng không mắc bệnh động kinh

Cơn động kinh được định nghĩa là tình trạng bệnh lý ở não, đặc trưng bởi sự phóng lực quá mức, đồng bộ và tạm thời của một nhóm các noron trong não, có những triệu chứng tương ứng với vùng não bị kích thích. Động kinh được đặc trưng bởi các cơn động kinh tái phát. Thông thường một bệnh nhân được chẩn đoán là động kinh khi có ít nhất hai cơn động kinh, nếu chỉ có một cơn duy nhất thì chưa gọi là động kinh.

Ai cũng có thể có một cơn động kinh. Cơn động kinh có thể xảy ra ở những người thiếu ngủ, sử dụng ma túy hoặc bị chấn thương não. Những người bị đường huyết thấp, rối loạn lo âu, ngộ độc… cũng có nguy cơ có một cơn động kinh.

Trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi có thể bị co giật do sốt gây ra những cơn động kinh. Ở những người lớn tuồi bị đột quỵ, ung thư hoặc bệnh đa xơ cứng cũng có thể có những cơn động kinh.  

Không phải ai bị co giật cũng mắc bệnh động kinh

Khó chẩn đoán cơn động kinh ở người cao tuổi

Biểu hiện dễ thấy nhất của cơn động kinh là: Co cứng và co giật toàn thân - nhưng chỉ có khoảng 30% bệnh nhân có biểu hiện này - và nhiều triệu chứng rất khó nhận biết như: Mất ý thức thoáng qua, cảm nhận bất thường về mùi vị, bị ảo giác, thay đổi về nhận thức, thậm chí có một số dấu hiệu tâm thần. Người cao tuổi thường bị suy giảm trí nhớ, các chức năng của cơ thể suy giảm nên dấu hiệu của bệnh động kinh dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu ở tuổi già nên rất khó để chẩn đoán bệnh động kinh ở người cao tuổi.

Không phải ai bị động kinh cũng co giật

Nhiều người vẫn nghĩ người bệnh động kinh khi lên cơn có thể bị co giật, co quắp chân tay, sùi bọt mép… nhưng thực tế không phải vậy. Co giật là dấu hiệu điển hình và cũng là đặc trưng nhất của bệnh động kinh, tuy nhiên, biểu hiện của bệnh động kinh rất phong phú và đa dạng. Tùy thuộc vào vùng não bộ bị ảnh hưởng mà các dấu hiệu của bệnh có thể khác nhau. Với động kinh cục bộ bệnh nhân có thể có nhiều cảm xúc thất thường như buồn, vui, lo lắng, sợ hãi… cảm nhận được những âm thanh, hình ảnh, mùi vị lạ, khó chịu ở vùng dạ dày hay chóng mặt. Trong cơn động kinh cục bộ đơn giản, người bệnh vẫn còn ý thức. Cơn động kinh thường kéo dài ít hơn 2 phút, người bệnh thậm chí không biết mình có cơn động kinh.

Người bệnh động kinh thường bị chóng mặt

Động kinh có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Những phụ nữ có cơn động kinh có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn người bình thường. Có một cơn co giật khi mang thai có thể  làm cho đứa trẻ có “nguy cơ bị chậm phát triển về sau hoặc nặng nề hơn là thai lưu (tỷ lệ rất nhỏ). Bạn có thể dùng một số loại thuốc chống động kinh theo chỉ định của bác sỹ để giảm nguy cơ của cơn co giật. Để đảm bảo an toàn cho cả bạn và em bé bạn nên đến khám bác sỹ định kỳ để được theo dõi về tình trạng của mình.

Cơn co giật do động kinh có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Một số người có thể dự đoán cơn co giật trước khi xảy ra 

Với một số trường hợp trước khi xuất hiện cơn động kinh, họ sẽ có những dấu hiệu cảnh báo trước, chẳng hạn như đau nửa đầu, ảo giác, mất phương hướng, cảm giác ngứa ran, mùi khét hoặc vị lạ khó chịu trong miệng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, hồi hộp, tính tình thay đổi trở nên cáu gắt vô cớ.

Bạn có thể ngăn một cơn động kinh xảy ra

Bạn có thể ngăn chặn các cơn động kinh xảy ra bằng cách sử dụng thuốc chống động kinh. Với những người bị động kinh kháng thuốc bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật não hoặc kích thích dây thần kinh phế vị để hạn chế cơn co giật.

Bạn có thể ngăn chặn cơn động kinh bằng thuốc chống động kinh

Cho mọi người biết về bệnh của mình

Nếu bạn mắc bệnh động kinh hãy cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình biết thông tin về bệnh và cách xử trí khi bạn lên cơn động kinh. Nhiều người khi thấy người thân, bạn bè của mình lên cơn động kinh cảm thấy lo lắng và muốn giúp đỡ bệnh nhân nhưng không biết nên làm gì hoặc có những hành động gây nguy hiểm cho người bệnh động kinh. 

Khi thấy một cơn động kinh nên gọi cấp cứu sau đó giúp người bệnh ngồi hay nằm xuống một nơi an toàn. Nếu người bệnh bất tỉnh hãy nghiêng đầu sang một bên để dễ thở hơn. Không nên cho bất cứ thứ gì vào miệng bệnh nhân vì có thể khiến bệnh nhân bị khó thở. 

Sau mỗi cơn động kinh, dù bất kỳ là nguyên nhân nào đi nữa thì người bệnh cũng sẽ rất mệt mỏi, buồn ngủ và rất muốn nghỉ ngơi. Để có thể hồi phục nhanh chóng, người bệnh cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, vì não bộ cần có thời gian nghỉ ngơi và sửa chữa. Một số hoạt chất sinh học như Rhynchophylline chiết xuất từ cây Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giúp bảo vệ tế bào thần kinh và làm tăng khả năng hồi phục vận động sau những cơn co giật.

Thanh Tú H+ (Theo Preven) 

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng Egaruta giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh