Những điều cần biết khi tiêm chủng cho trẻ 3 - 6 tháng tuổi

Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ là cách giúp bé phòng ngừa bệnh tật tốt nhất.

5 chú ý về tiêm chủng cho trẻ 1 tháng tuổi mẹ bầu cần đọc ngay!

Quinvaxem: “Đừng cướp đi quyền tiêm chủng của trẻ em nghèo”

Khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm chủng ở đâu?

Những nguyên nhân có thể gây tử vong sau tiêm chủng

1. Lịch tiêm chủng

Khi trẻ 3 và 4 tháng tuổi: Đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng các bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các nhiễm trùng do Hib, viêm gan B. Nếu cho trẻ trẻ tiêm mũi 5 in 1 Quinvaxem, trẻ được uống thêm 1 liều vaccine phòng ngừa bại liệt. Nếu cho trẻ tiêm mũi 5 in 1 Pentaxim, trẻ tiêm thêm 1 mũi vaccine phòng ngừa viêm gan B. 

Khi trẻ 6 tháng tuổi: Đưa bé đi tiêm vaccine phòng bệnh cúm mùa.

2. Có nên đợi chờ tiêm vaccine 5 in 1 Pentaxim?

Quinvaxem là loại vaccine phối hợp phòng được 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib. Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh này. Vì vậy, thay vì đợi chờ thuốc Pentaxim, bạn có thể sử dụng vaccine phối hợp Quinvaxem sẽ giảm số mũi tiêm cho trẻ, tiết kiệm thời gian cho các mẹ và gia đình.

Thay vì chờ đợi vaccne 5 in 1 Pentaxim, các mẹ nên cho con tiêm vaccine 5 in 1 Quinvaxem theo lịch tiêm chủng.

3. Mẹ biết gì về cúm mùa?

Thời tiết khi chuyển mùa thường ẩm ương, là thời điểm khiến các bé dễ bị cảm cúm. Đặc biệt trẻ ở giai đoạn này còn nhỏ, khi ở gần người bị cúm, trẻ dễ bị lây. Triệu chứng là nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú... nhưng nếu không chữa kịp thời, bệnh có thể biến chứng sang viêm phổi, viêm phế quản. Tiêm phòng vaccine cúm là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh cho trẻ.

4. Lưu ý trước khi đi tiêm

Theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ trước khi tiêm và báo cáo với bác sỹ. Trong những trường hợp bé đang sốt, cảm lạnh, tiêu chảy… bác sỹ sẽ cho bé lùi lịch tiêm lại theo quy định. Trước khi tiêm không nên cho bé bú quá no và không để trẻ đói, vệ sinh cho bé sạch sẽ và mặc quần áo thoáng, đơn giản để bác sỹ dễ thao tác.

5. Lưu ý sau khi đi tiêm

Sau khi tiêm vaccine, bé cần ở lại điểm tiêm theo dõi 30 phút. Sau 1 vài giờ, bé có thể bị sốt, kèm theo quấy khóc. Mẹ nên cho bé nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo thoải mái, dùng miếng dán hạ sốt và cho bé bú nhiều. Sốt >=38,5độ C, mẹ có thể cho uống thuốc hạ sốt. Nếu thấy hiện tượng bất thường, đưa bé đi khám ngay.

Ngọc Hoa H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ