Những điều bạn nên biết về chất diệp lục

Chất diệp lục được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng

Lấy "máu của cây xanh" từ rau quả, tảo lục và phân tằm

Diệp lục - TPCN tự nhiên giúp thải độc, đẹp da, ngừa ung thư

Diệp lục – thải độc và ngăn ngừa ung thư

Salad rau diếp lợi tiêu hóa, an thần

Bạn có thể đã được nghe qua về khái niệm chất diệp lục – hợp chất hỗ trợ quang hợp – quá trình thực vật chuyển đổi từ ánh sáng mặt trời sang năng lượng. Vậy tại sao chất diệp lục có thể ứng dụng trong thực phẩm/thực phẩm chức năng (TPCN)? liệu chúng có thực sự là chất dinh dưỡng giá trị hay chỉ xuất hiện như một trào lưu nhất thời? Dưới đây là một số điều bạn nên biết về chất diệp lục.

Diệp lục tố có trong cây xanh giúp hỗ trợ quá trình quang hợp

Chất diệp lục có công dụng gì?

Những người ủng hộ cho rằng chất diệp lục có tác dụng thải độc cho cơ thể, giúp làm lành vết thương, tăng cường trao đổi chất, đánh bại hôi miệng, chống mụn rộp (herpes), ngăn ngừa ung thư… Tuy nhiên, chỉ có một số ít nghiên cứu về lợi ích của hợp chất này. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 ở 38 phụ nữ béo phì cho thấy tác dụng giảm cân của chúng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy sau khoảng thời gian 12 tuần, những người bổ sung TPCN chứa chất diệp lục giảm trung bình 1,4kg so với những người dùng giả dược. Những người dùng chất diệp lục cũng có sự sụt giảm nồng độ cholesterol “xấu” LDL, đồng thời giảm cảm giác thèm ăn đồ ngọt. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng chúng có tác dụng chống oxy hóa.

Những điều chưa biết về chất diệp lục

Do chất diệp lục chưa được nghiên cứu rộng rãi, không có tiêu chuẩn về liều lượng hoặc những khuyến nghị trong việc tiêu thụ chúng. Một số nghiên cứu đã được tiến hành với các hợp chất có nguồn gốc từ chất diệp lục, chứ không phải các sắc tố nguyên bản. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các kết quả có thể giống hoặc không giống với việc bạn sử dụng chất diệp lục dưới dạng tự nhiên của chúng.

Chất bổ sung diệp lục có thể gây tác dụng phụ

Trong khi TPCN bổ sung diệp lục được coi là khá an toàn, bạn vẫn cần nhận thức rõ một số tác dụng phụ của chúng. Ví dụ, chúng có thể làm bạn tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Do đó, không nên dùng chúng nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào có tác dụng tương tự (như thuốc chống trầm cảm, kháng sinh, thuốc kháng histamine, thuốc huyết áp và thuốc cholesterol). Hiện nay, có một số báo cáo cho thấy TPCN chứa chất diệp lục gây buồn nôn, rối loạn tiêu hóa và phản ứng dị ứng.

Chất diệp lục có nhiều dạng khác nhau

Chất diệp lục có nhiều trong các loại rau lá xanh đậm (như rau bina, cải xoăn, rau mù tạt…) và các loại rau củ quả xanh khác như súp lơ xanh, ớt chuông xanh, măng tây, bắp cải, kiwi, táo xanh, và các loại thảo mộc như rau mùi. Do vậy, bạn chỉ cần thêm nhiều loại thực phẩm kể trên vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Những loại thực phẩm chứa chất diệp lục

Song, cần lưu ý là nếu thời gian nấu rau quá lâu, hàm lượng chất diệp lục sẽ bị giảm. Việc bảo quản rau quá lâu trong tủ lạnh cũng gây ra những tác động tương tự. Do vậy, cách hấp thụ chất diệp lục tốt nhất là ăn sống hoặc nấu trong thời gian ngắn.

Nếu bạn quyết định sử dụng sản phẩm chứa chất diệp lục, hãy đọc kỹ các thành phần được ghi trên bao bì. Không nên chọn những sản phẩm chứa các loại thảo mộc và các chất phụ gia nhân tạo và tiềm ẩn những rủi ro khôn lường với sức khỏe.

Hoài Thương H+ (Theo Foxnews.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất