Những dấu hiệu thiếu máu dễ nhận biết

Thiếu máu gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe

Bà bầu bị thiếu máu có thể nguy hiểm tính mạng

Thiếu máu ở phụ nữ: Nguyên nhân của trăm bệnh

7 loại trái cây giàu sắt tốt cho người bị thiếu máu

8 cách đối phó với tình trạng thiếu máu sau sinh

1. Mệt mỏi

Mệt mỏi thường là dấu hiệu thiếu máu dễ nhận biết. Theo tiến sỹ, bác sỹ Dana Cohen (New York, Mỹ), đây không phải là dạng mệt mỏi do thiếu năng lượng, mọi người thường nói rằng họ cảm thấy hoàn toàn kiệt sức.

2. Nhợt nhạt

Một trong những cách tốt nhất để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay không là nhìn vào niêm mạc mắt (dưới lông mi dưới) của bạn. Đây là một vùng mạch máu vì thế nếu nó nhợt nhạt là dấu hiệu cho thấy bạn không nhận được đủ hồng cầu đến các vùng khác trên cơ thể.

Tiến sỹ Jack Jacoub - nhà nghiên cứu ung thư và huyết học của Viện Ung thư MemorialCare tại Trung tâm Y tế Memorial Memorial (Mỹ) nói rằng khi bị thiếu máu, gương mặt, lòng bàn tay và móng của bạn cũng sẽ nhợt nhạt hơn.

3. Khó thở

Nếu bạn cảm thấy mình không thể thở được, đặc biệt khi tập thể dục, leo cầu thang hoặc khi nâng một vật gì đó, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không nhận được lượng oxy cần thiết. Ngoài khó thở, người bị thiếu máu cũng thấy chóng mặt.

4. Tim đập nhanh

Trái tim của bạn cần phải đập nhanh hơn để cố gắng lấy nhiều oxy hơn. Ngoài tim đập nhanh, nhịp tim không đều cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu máu.

5. Lo lắng không yên

Tim đập nhanh có thể làm cho bất cứ ai cảm thấy lo lắng, nhưng nếu lo lắng không vì nguyên nhân nào khác, có thể là dấu hiệu của thiếu máu.

6. Tê

Vì cơ thể sẽ kéo máu từ các chi đến nơi cần thiết, bạn có thể cảm thấy tê tê hoặc ngứa ran ở tay và chân, hoặc bạn cảm thấy lạnh.

7. Chảy máu kinh nguyệt nhiều và bất thường

Nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu ở phụ nữ là u xơ tử cung, đặc biệt là những thứ nằm bên trong khoang tử cung có thể gây chảy máu nặng, bất thường và đau bụng. Polyps bên trong tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt nhiều và đau.

8. Cảm giác thèm ăn

Một số người bị thiếu máu do thiếu sắt thường thèm và có thói quen nhai đá. Không rõ tại sao lại như vậy, nhưng một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Medical Hypotheses cho thấy nó có thể làm tăng sự tỉnh táo giống như uống cà phê. Một số người thậm chí còn thèm ăn cả giấy và đất sét nữa.

9. Đờ đẫn

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi tập trung, ghi nhớ mọi thứ, có thể không chỉ do tuổi tác mà cơ thể bạn đang bị thiếu sắt.

10. Đau đầu

Đau đầu căng thẳng và đau nửa đầu rất phổ biến, nhưng nếu nhận thấy bạn bị đau đầu thường xuyên hoặc không gì có thể giúp bạn giảm đau, bạn nên đi khám ngay.

11. Hội chứng chân không yên (Restless Leg Syndrome)

Ướt tính có khoảng 10% người Mỹ bị mắc hội chứng chân không yên. Rối loạn thần kinh có thể gây cảm giác không thoải mái ở chân và các bộ phận khác của cơ thể và không kiểm soát được. Mặc dù mối liên hệ chưa được làm rõ, nhưng có khoảng 15% người bị mắc tình trạng này bị thiếu sắt.

12. Rụng tóc

Nếu nhận thấy tóc của bạn bị rụng nhiều và đang mỏng đi, có thể là dấu hiệu thiếu máu. Bị thiếu vitamin hoặc rối loạn hormone cũng gây rụng tóc.

13. Phân đen

Phân có màu đậm, đen, có máu trong phân hay chảy máu từ trực tràng có thể do thiếu máu. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của bệnh Crohn, ung thư dạ dày hoặc ruột kết.

Bị thiếu máu phải làm gì?

Để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu do thiếu sắt hay không, bác sỹ sẽ thử nhiều xét nghiệm và xem xét bệnh sử của bạn để tìm hiểu nguyên nhân và tìm hướng điều trị.

Ngoài ra, bạn nên ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt đỏ, gan, sò, đậu, rau có lá màu xanh đậm, trái cây khô và ngũ cốc bổ sung sắt...

Bạn cũng có thể dùng các sản phẩm bổ sung, sản phẩm thực phẩm chức năng giúp bổ sung thêm sắt.

An An H+ (Theo foxnews)

Gợi ý Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Y Xuân: Cân bằng nội tiết - Duy trì tuổi xuân

Y Xuân được xây dựng dựa trên bài thuốc cổ truyền Tứ vật thang, bổ sung thêm các probiotic, acid alpha lipoic và selen giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, bổ huyết và làm đẹp cho phụ nữ. Bên cạnh đó, Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus rhamnosus trong sản phẩm Y Xuân còn giúp khôi phục hệ vi khuẩn âm đạo, giảm nhiễm khuẩn âm đạo và có hệ nội tiết khoẻ mạnh, tràn đầy sức xuân. 
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Y Xuân dùng cho phụ nữ suy giảm nội tiết tố nữ, thiếu máu, kinh nguyệt không đều, phụ nữ sau sinh, sảy thai cơ thể suy nhược. Để sản phẩm có kết quả tốt nhất, nên dùng liên tục từ 1 - 3 tháng. Sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút hoặc cùng với bữa ăn, không uống cùng với đồ uống nóng. 

*XNQC: 22364/2017/ATTP-XNCB

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học