Những dấu hiệu của người trầm cảm

Stress, căng thẳng không được giải quyết trong một thời gian dài có thể dẫn đến trầm cảm

Mất ngủ do trầm cảm tái phát có dùng TPCN Kim Thần Khang được không?

Suy nhược thần kinh: Lý do khiến bạn giảm khả năng tập trung

Rối loạn lo âu để lâu hại người

5 bài tập giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả

Hỏi: Chào chuyên gia. Chuyên gia cho tôi hỏi, trầm cảm là do đâu? Dấu hiệu nào cho thấy một người bị trầm cảm? Stress có thể gây trầm cảm không? Em gái tôi thời gian gần đây thường hay căng thẳng do áp lực từ công việc và chuyện gia đình. Em hay buồn, mất ngủ. Em tôi có bị trầm cảm không? Phải điều trị thế nào? (Mai Liên - Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội)
Trả lời:
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung. Cho đến nay, nguyên nhân gây ra trầm cảm vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng bệnh có thể do sự tham gia của nhiều yếu tố, bao gồm sự tác động qua lại giữa các yếu tố bên ngoài (văn hoá, tình huống xã hội, quan hệ xã hội…) với các yếu tố bên trong (di truyền, thái độ, tính cách, sang chấn tinh thần, tổn thương thời thơ ấu hoặc do sinh học như: Tổn thương não, thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, mất cân bằng hormon,…).
Một số các yếu tố nguy cơ, gây khởi phát trầm cảm có thể bao gồm: Sự cô đơn (thường ở người già), stress, thất nghiệp, đổ vỡ trong hôn nhân, thói quen sử dụng chất kích thích, tuổi thơ bị lạm dụng, có vấn đề về sức khỏe hoặc bệnh lý đau mạn tính,…Trầm cảm thường đến rất lặng lẽ và mơ hồ, phần lớn các triệu chứng biểu hiện khác nhau tùy theo từng người, từng giới tính, độ tuổi, không ai giống ai. Vậy phải căn cứ vào những dấu hiệu nào để xác định bạn có mắc trầm cảm hay không?
Để chẩn đoán một người mắc trầm cảm, các bác sỹ sẽ căn cứ theo hệ thống phân loại bệnh DSM-V. Theo bảng phân loại này, người được cho là bị trầm cảm khi có ít nhất 5 trong 9 triệu chứng sau đây, kéo dài trong ít nhất 2 tuần:
1. Tâm trạng buồn bã, chán nản gần như cả ngày. Có thể nhận biết chủ quan qua cảm giác buồn chán, trống rỗng hoặc nhận biết khách quan bởi người khác (ví dụ như thấy người bệnh hay khóc).
2. Giảm hứng thú hay niềm vui trong gần như tất cả các hoạt động.
3. Giảm hay tăng cân một cách đáng kể mà không phụ thuộc vào chế độ ăn (thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể) hoặc giảm hay tăng cảm giác thèm ăn mọi ngày.
4. Mất ngủ hoặc ngủ quá mức.
5. Quá kích động hoặc quá chậm chạp (có thể quan sát bởi những người khác chứ không đơn thuần là cảm giác chủ quan).
6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng.
7. Cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức hoặc ảo tưởng mỗi ngày.
8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, thiếu quyết đoán.
9. Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, có ý định tự tử lặp đi lặp lại nhiều lần.
Khi có những triệu chứng đó, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, tránh để mọi việc vượt ra ngoài tầm kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Học cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng của công việc và cuộc sống giúp giảm nguy cơ trầm cảm
Stress cũng là một yếu tố nguy cơ gây trầm cảm. Em bạn bị căng thẳng do áp lực công việc và vấn đề gia đình sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm. Biểu hiện chán nản, buồn rầu, mất ngủ có thể là khởi phát của chứng bệnh. Bạn hãy động viên và đưa em đi khám bác sỹ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe, phát hiện và điều trị sớm sẽ chóng qua khỏi hơn, để bệnh tiến triển lâu sẽ gây khó khăn trong điều trị. Bạn cũng khuyên em bạn nên biết cách thư giãn, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện nhẹ nhàng, hợp lý, đều đặn cũng sẽ góp phần cải thiện triệu chứng.
Ngoài ra, em bạn cũng có thể tham khảo sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác dụng an thần, giải trừ lo âu, hỗ trợ điều trị triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, trầm cảm…điển hình như sản phẩm thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Không chỉ đạt hiệu quả trong cải thiện triệu chứng mà sản phẩm còn không gây tác dụng phụ, không gây tương tác với các thuốc dùng kèm, an toàn khi sử dụng lâu dài. sản phẩm đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người sử dụng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, em bạn nên sử dụng TPCN Kim Thần Khang theo đợt từ 3-6 tháng với liều 2-4 viên/lần x 2 lần/ngày.
Chúc sức khỏe!
DS. Trịnh Thảo
Thực phẩm chức năng viên nén Kim Thần Khang – Giúp tăng cường sức khỏe thần kinh, giải tỏa trầm cảm
Cuộc sống phát triển, con người nhiều lo toan, dẫn đến căng thẳng thần kinh, trầm cảm, mệt mỏi,… Để cải thiện những căng thẳng không đáng có, hãy rèn luyện, gìn giữ sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, Công ty Dược phẩm Á Âu đã và đang phân phối thực phẩm chức năng viên nén Kim Thần Khang có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Đây là một sản phẩm có thành phần chính là cao hợp hoan bì (vỏ của cây hợp hoan) kết hợp với một số thảo dược thiên nhiên khác có công dụng dưỡng não, nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, cải thiện triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu. Sản phẩm TPCN Kim Thần Khang dùng cho những người bị suy nhược thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), trầm cảm, hoặc những người lao động trí óc căng thẳng, ít vận động.
Để sản phẩm có kết quả tốt, nên uống trước bữa ăn 30 phút và sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng.
XNQC: 1198/2015/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh