Những dấu hiệu chuyển dạ nhất thiết nên biết

Mẹ nên chú ý tìm hiểu những dấu hiệu chuyển dạ để an tâm trong thời kỳ con chuẩn bị chào đời

Cận cảnh quá trình em bé "chui" ra từ bụng mẹ

Cứu sống 2 mẹ con sản phụ ngừng tim khi đang chuyển dạ đẻ

Trẻ nhiễm HIV từ mẹ: nguy cơ cao nhất ở giai đoạn chuyển dạ

Dấu hiệu chuyển dạ sớm

1. Xuống bụng
Một vài tuần trước khi sinh, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của mẹ bầu. Do đó, đầu của bé sẽ chèn ép bàng quang nên việc đi tiểu sẽ thường xuyên hơn giống như trong ba tháng đầu thai kỳ. Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn nên bạn sẽ thấy mình đi lại khó khăn hơn, lạch bạch hơn. Tuy nhiên, áp lực lên cơ hoành sẽ giảm đi và lúc này bé không còn lấn chiếm không gian phổi, mẹ sẽ thấy dễ thở hơn. 
2. Cổ tử cung bắt đầu mở
Cổ tử cung sẽ mở rộng và mỏng hơn trong vài ngày hay vài tuần trước khi sinh. Tuy nhiên với mỗi thai phụ có tốc độ mở tử cung nhanh chậm khác nhau, vì vậy, mẹ bầu nên đi khám định kỳ thường xuyên để bác sỹ có thể kiểm tra và tính toán chính xác ngày sinh hơn.
3. Tiêu chảy
Hiện tượng này là do các cơ trong tử cung đang dãn ra, chuẩn bị cho việc sinh nở và vô tình, nó làm cho toàn bộ cơ trong cơ thể cũng được “nghỉ ngơi”, trong đó có cả vùng trực tràng. Chính điều này đã gây việc đi tiêu lỏng hơn, hơi khó chịu một chút nhưng điều này là hoàn toàn bình thường và đây là một dấu hiệu sắp sinh tốt giúp bạn chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu. Lúc này bạn nên uống nhiều nước, tránh ăn những thức ăn khó tiêu và không nên ăn quá no.
Cần nhập viện nếu xuất hiện các cơn co thắt liên tục và ngày càng mạnh (Ảnh: Nguồn Internet)
4. Ngừng tăng hoặc giảm cân
Vào cuối thai kỳ, cân nặng có xu hướng chậm lại và thậm chí có thai phụ sẽ bị sụt một vài cân. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng gì đến cân nặng của bé. Việc sụt cân là do lượng nước ối của bạn giảm xuống và lúc này cơ thể bạn thường mệt mỏi hơn, bạn sẽ cảm thấy muốn nghỉ ngơi nhiều hơn là ăn uống.
5. Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính
Thông thường, vài ngày trước khi sinh, âm đạo có thể tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn. Thời điểm này, nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, có thể sẽ bong ra trong tử cung. Tuy nhiên, nút nhầy này chỉ có thể mất đi trước khi đau đẻ một vài tuần, vài ngày hay vài giờ và nó là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng.
Cũng có vài trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu chuyển dạ này được gọi là “máu báo” và nó là một tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu. Nhưng nếu những cơn co thắt chưa diễn ra hay tử cung bạn chưa nở được 3 - 4 cm thì một vài ngày sau mới sinh. Khi âm đạo ra máu, cần thông báo ngay cho bác sỹ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.
Ngừng tăng hoặc giảm cân cũng là một dấu hiệu báo con yêu sắp chào đời trong giai đoạn cuối thai kỳ (Ảnh: Nguồn Internet)
6. Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục
Khi sắp sinh, các cơn co thắt chính là những dấu hiệu rõ ràng nhất. Ngoại trừ những cơn co thắt giả (tiếng Anh gọi là Braxton-Hicks) sẽ diễn ra vài tuần hay thậm chí là vài tháng trước khi sinh. Cảm giác đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “tống” bé ra ngoài. Dưới đây là một vài dấu hiệu giúp bạn phân biệt khi nào là cơn co thắt thật và cơn co thắt giả:
- Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và gây khó chịu hơn 
- Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế
- Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân 
- Tiến trình co thắt: Tần suất co thắt ngày càng liên tục, đau hơn và đều đặn hơn, cách nhau khoảng 5-7 phút
7. Vỡ nước ối
Nhiều mẹ trải qua lần đầu thường nhầm tưởng rằng cứ vỡ ối là sẽ sinh ngay sau đó. Thực tế, chỉ có một số ít những thai phụ sinh con ngay sau khi vỡ ối, còn phần đông những phụ nữ khác thường mất tới vài giờ mới thực sự sinh.
Tốt nhất nên đi khám định kỳ trong suốt quá trình mang thai và giữ liên lạc với bác sỹ để nhận sự hỗ trợ tư vấn mỗi khi có những dấu hiệu bất thường cần hỏi. Vì đã quen với việc trả lời những cuộc gọi hỗ trợ khẩn của bệnh nhân ngoài giờ làm việc nên mẹ bầu cũng đừng ngại nếu chẳng may có phải làm phiền bác sỹ ngoài giờ nhé!
Việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ là rất quan trọng. Nếu không có thời gian ăn uống hoặc khó ăn, các mẹ bầu có thể bổ sung dinh dưỡng, sắt, vitamin bằng các sản phẩm thực phẩm chức năng rất tiện lợi, đều đặn và đủ chất hơn thực phẩm thông thường.
Trường hợp khẩn cấp sau đây mẹ bầu nhất thiết phải gọi cho bác sỹ nhé!
- Ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt
- Vỡ ối, nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể là “phân su” của bé, đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm khi bé hít hay nuốt phải nó trong khi sinh.
- Hoa mắt, đau đầu hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.
- Các cơn co thắt sẽ cách nhau chừng 5 phút, kéo dài đến hàng tiếng và không phải cơn nào cũng giống nhau thì mẹ bầu cần gọi ngay cho bác sỹ hoặc tới ngay bệnh viện hay nhà hộ sinh gần nhất.
Nếu vượt cạn lần đầu thì mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, bác sỹ và những hộ lý sẽ hướng dẫn những việc cần làm khi cận kề ngày sinh.
Tuệ Viên H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp