Những dấu hiệu cảnh báo vấn đề túi mật trong thai kỳ

Phụ nữ rất dễ bị sỏi mật, ứ mật… trong thai kỳ

Mẹ bầu cần cẩn thận một vài vấn đề túi mật trong thai kỳ

Tầm quan trọng của vitamin nhóm B với phụ nữ mang thai

Tip phòng ngừa sỏi mật chỉ bằng kiểm soát cân nặng, chế độ ăn

Phòng ngừa sỏi mật tự nhiên nhờ chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Ai có nguy cơ cao mắc các vấn đề túi mật trong thai kỳ?

Những người phụ nữ từng mắc các bệnh túi mật trước khi mang thai, người bị thừa cân, béo phì và người mắc đái tháo đường là những đối tượng có nguy cơ cao mắc các vấn đề túi mật trong thai kỳ.

Ngoài ra, những người có người thân từng mắc các bệnh túi mật cũng nên cẩn thận với chế độ ăn uống của mình. Tốt hơn hết, hãy tránh các món ăn nhiều cholesterol, các món giàu chất béo vì chúng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các dấu hiệu cảnh báo vấn đề túi mật ở phụ nữ mang thai

Sỏi mật có thể hình thành mà không gây ra các dấu hiệu nghiêm trọng nào

Trong đa số các trường hợp, sỏi mật phát triển mà không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào. Thông thường sỏi mật không ảnh hưởng tới chức năng của túi mật, nhưng một khi chúng lọt vào ống mật và ngăn chặn dòng chảy của dòng mật, bạn có thể bị đau quặn bụng.

Với phụ nữ mang thai, các cơn đau túi mật thường xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ và kéo dài tới sau khi sinh.

Nếu thấy cơn đau đi kèm các triệu chứng: Sốt, thấy ớn lạnh; Nước tiểu có màu sẫm; Phân có màu nhạt; Vàng da; Buồn nôn, nôn mửa; Đầy bụng, khó tiêu; Không tiêu hóa được các món ăn giàu chất béo... hãy nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời.

Thông thường các cơn đau do sỏi mật sẽ xuất hiện tại vùng bụng trên, bên phải, đôi khi có thể lan tới dưới vai phải và giữa hai xương bả vai. Cơn đau có thể kéo dài tới 5 giờ và thường trở nên nghiêm trọng hơn mỗi khi bạn hít thở sâu.

Chẩn đoán các vấn đề túi mật trong thai kỳ

Nhiều phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu có thể nhầm các triệu chứng của bệnh túi mật thành tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu này vẫn kéo dài vào các tháng tiếp theo, thì bạn nên trao đổi với bác sỹ vì rất có thể đấy chính là các vấn đề túi mật.

Với người bình thường, các bác sỹ sẽ thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc nội soi mật tụy ngược dòng… để tìm ra các viên sỏi mật. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp… có thể không an toàn với phụ nữ mang thai.

Các bác sỹ sẽ dựa vào các triệu chứng và xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng viêm tụy, nhiễm trùng đường mật và các biến chứng khác do sỏi mật.

Vi Bùi H+ (Theo Momjunction)

Sau khi sinh và cai sữa cho bé, nếu các triệu chứng sỏi mật, viêm túi mật mật vẫn không được cải thiện, bạn có thể tham khảo thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị cho người bị sỏi mật, phòng ngừa tái phát cơn đau do sỏi mật.

Tip phòng ngừa sỏi mật chỉ bằng kiểm soát cân nặng, chế độ ăn - Ảnh 6

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa