Nhiều TPCN chứa chất cấm vẫn được bày bán

Nhiều TPCN có chứa thành phần cấm vẫn được bày bán trên thị trường Mỹ

TPCN từ cafe xanh liệu có giúp giảm cân?

2020: TPCN sẽ trở thành ngành kinh tế - y tế mũi nhọn?

50% cơ sở TPCN vi phạm: “Bệnh nặng do nhờn thuốc”

TPCN kém chất lượng: Dân mất đi cơ hội tăng cường sức khỏe?

Tôi tìm lại được sức khỏe “vàng” nhờ TPCN

Ví dụ, TPCN giảm cân EverSlim bị Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) thu hồi từ tháng 2/2012 vì chứa hoạt chất sibutramine (thành phần của thuốc giảm cân). Tuy nhiên đến tháng 7/2013, EverSlim vẫn được bày bán tại Mỹ. Theo các nhà nghiên cứu, sản phẩm này vẫn chứa sibutramine và thậm chí còn bổ sung thêm fluoxetine – một hoạt chất có trong thuốc chống trầm cảm theo toa, có hạn sử dụng đến tháng 1/2018.

Các nhà khoa học đã tìm mua 27 loại TPCN trên tống số 274 loại bị FDA thu hồi. Thời gian mua trung bình là 34 tháng sau khi sản phẩm bị thu hồi, có nghĩa là một nửa được mua trước 34 tháng và nửa còn lại được mua sau đó. 74% số TPCN này được sản xuất tại Mỹ.

Các hoạt chất bị cấm được xác định trong các sản phẩm bị thu hồi bao gồm: sibutramine, các hoạt chất tương tự sibutramine, sildenafil (có trong thuốc cường dương, Viagra), fluoxetine (thành phần thuốc chống trầm cảm Prozac), phenolphthalein (nhuận tràng) và hoạt chất trong thuốc chống ung thư vú (còn gọi là chất ức chế aromatase, tăng cường testosterone và một số steroid đồng hóa).

Kết quả phân tích cho thấy, 67% sản phẩm được nghiên cứu có chứa ít nhất một hoạt chất cấm nêu trên. Cụ thể, 85% TPCN thuộc nhóm nâng cao hiệu suất thể thao có chứa chất cấm. Tỷ lệ này ở nhóm TPCN giảm cân và tăng cường sinh lý lần lượt là 67% và 20%. Bên cạnh đó, có 6 loại TPCN chứa ít nhất 1 hoạt chất cấm không nằm trong danh sách cảnh báo của FDA.

Người tiêu dùng nên cân nhắc khi mua TPCN giúp giảm cân

“Điều này rất đáng báo động”, TS. Pieter Cohen, trợ lý Giáo sư tại Trường Y khoa Harvard, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, “Người tiêu dùng nên cân nhắc khi mua các loại TPCN giúp giảm cân, nâng cao thể lực hoặc cải thiện chức năng tình dục vì hiện tại chúng ta không thể biết được sản phẩm nào có chứa chất cấm, sản phẩm nào không”.

Hơn nữa, các nhà sản xuất chỉ ghi thành phần thảo dược hoặc thành phần không phải là thuốc lên nhãn sản phẩm, ông nhấn mạnh, vì thế người tiêu dùng rất khó có thể biết được chất lượng thực sự của sản phẩm họ đang mua.

Theo Jennifer Dooren, phát ngôn viên FDA, cơ quan này đang phải đối mặt với thách thức để ngăn chặn gian lận trong tiếp thị và nhập khẩu các sản phẩm TPCN chứa chất cấm. FDA đã ban hành hàng trăm cảnh báo tới người tiêu dùng về các sản phẩm này.

Scott Melville, Giám đốc điều hành Hiệp hội Sản phẩm chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng (CHPA), cho biết việc pha trộn các chất cấm cấm, giả mạo TPCN là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và với niềm tin của người tiêu dùng về ngành công nghiệp TPCN.

Melville cho biết CHPA sẽ hỗ trợ FDA giám sát quá trình sản xuất của các doanh nghiệp và ngăn chặn các loại TPCN giả mạo để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ số ra tháng 10.

Kim Chi H+ (Theo webmd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng