Nhiều người coi nhẹ tình trạng cơ thể kháng insulin

Kháng insulin là dấu hiệu của tiền đái tháo đường và đái tháo đường type

Bệnh thận mạn tính có thể gây đái tháo đường

Bị đái tháo đường nên ăn 1 cốc trái cây này mỗi ngày

Ăn chay giúp giảm bớt tổn thương thần kinh do đái tháo đường

4 vị trí trên cơ thể có thể báo hiệu bệnh đái tháo đường

Insulin được sản xuất trong tuyến tụy, là một hormone giúp các tế bào trong cơ thể chuyển hóa đường huyết thành năng lượng hoạt động. Khi các tế bào kháng lại với insulin, điều này tức là tình trạng rối loạn trao đổi chất đang xảy ra, các tế bào không thể chuyển hóa đường huyết thành năng lượng nên lượng đường trong máu sẽ tăng cao.

"Hãy nghĩ insulin là chìa khóa để mở cánh cửa cho các tế bào có thể sử dụng đường huyết, giúp đường huyết trong máu của bạn ổn định. Nếu cơ thể kháng insulin, tuyến tụy vẫn hoạt động như một thợ khóa sản xuất ra các chìa khóa, nhưng các ổ khóa, có nghĩa là các thụ thể trên tế bào thu nhận đường trong máu, lại lại bị kẹt và không thể hoạt động", nhà nghiên cứu dinh dưỡng Kimber Stanhope thuộc Đại học California tại TP.Davis, Hoa Kỳ cho biết.

Kháng insulin là nguyên nhân phát triển của bệnh đái tháo đường type 2 và là yếu tố dự báo nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Kháng insulin cũng làm tăng nguy cơ các rối loạn khác, chẳng hạn như các bệnh liên quan đến gan và tim mạch.

Nguyên nhân gây kháng insulin

Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng kháng insulin là cơ thể dư thừa chất béo. Theo TS. Kimber, hầu như những người thừa cân/béo phì đều gặp phải tình trạng kháng insulin. Cũng có một số trường hợp cơ thể kháng insulin hoặc mắc bệnh đái tháo đường không phải là người thừa cân/béo phì. Trên thực tế, khoảng 12% người kháng insulin có cân nặng hoàn toàn khỏe mạnh. TS. Kimber giải thích điều này có thể xuất phát từ yếu tố di truyền.

Dư thừa chất béo là nguyên nhân gây kháng insulin

Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ có thể tác động đến việc kháng insulin của cơ thể. Lười hoạt động thể chất có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, đó là bởi vì các mô cơ sử dụng đường máu nhiều hơn các loại mô khác và điều này lý giải tại sao tập thể dục thường xuyên lại có thể cải thiện đáng kể khả năng sử dụng insulin của tế bào.

Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị kháng insulin

Không có triệu chứng chỉ ra tình trạng kháng insulin. Thường người bệnh ít khi biết về tình trạng kháng insulin của cơ thể trước khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, cũng có một số triệu chứng rất hiếm gặp mà có thể chỉ ra tình trạng này. Những người có những đốm đen ở những nơi như cổ, nách có nguy cơ kháng insulin khá cao. Những phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn nội tiết tố cũng rất dễ bị kháng insulin. Những người mắc hội chứng chuyển hóa, bao gồm sự xuất hiện hàng loạt của các triệu chứng như đường huyết cao trong máu, mỡ dư thừa xung quanh vùng bụng, cholesterol cao và tăng huyết áp cũng rất có khả năng kháng insulin, theo nghiên cứu năm 2003 trên Tạp chí Diabetes Care.

Để chẩn đoán, các bác sỹ có thể đo nồng độ đường máu và chức năng insulin của ai đó sau khi họ uống đồ uống chứa đường. Nhưng thực tế cách làm này đã cũ và không khả thi đối với dân số nói chung. Thay vào đó, hiện các bác sỹ chẩn đoán kháng insulin bằng cách nhìn vào 2 chỉ số: Lượng đường trong máu khi nhịn ăn (thường được đo khi thức dậy vào buổi sáng) và chỉ số triglyceride đo mỡ máu.

Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa và điều trị tình trạng kháng insulin là giảm cân, duy trì mức cân năng khỏe mạnh bằng chế độ dinh dưỡng và tập thể dục hợp lý. Một số bệnh nhân có thể được bác sỹ kê đơn sử dụng thuốc metformin để điều trị kháng insulin. Metformin cũng thường được chỉ định cho phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang, vì nó cũng tác động một cách tích cực tới mức cholesterol và các mạch máu. Tuy nhiên, loại thuốc này có nhược điểm là khiến các tế bào chuyển hóa tích cực đường huyết thành năng lượng từ đó có thể gây hạ đường huyết. Thuốc có thể khiến bạn tăng cân và thúc đẩy việc sản xuất các tế bào mỡ gây dư thừa mỡ tại một số vùng nhất định trên cơ thể.

An toàn hơn, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu để cải thiện chức năng insulin, ngăn ngừa tình trạng kháng insulin, phòng chống đái tháo đường. Tuy nhiên, cần tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng để có được hiệu quả tích cực.

M. Hiếu H+ (Theo Livescience)

Sản phẩm gợi ý:

Thực phẩm chức năng TĐCare - Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết