Cảnh báo dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ tại Quảng Ninh

Đã có hơn 20 người chết và mất tích trong cơn lũ vừa qua tại Quảng Ninh

Cảnh báo tai nạn trong mùa mưa lũ

Chủ động trong công tác ứng phó với mưa lũ

Chủ động trước các tình huống mưa, lũ tại các tỉnh miền núi Phía Bắc

Cảnh báo tiêu chảy, sốt xuất huyết sau mưa lũ

Ngày 29/7, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, có công điện khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, đề nghị ngành y tế tỉnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, sau những ngày mưa lũ. Các đơn vị triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó. Ngoài ra, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm; Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

Nhiều khu dân cư tại Quảng Ninh bị chia cắt sau mưa lũ (Ảnh: Minh Cương)

Y tế tỉnh Quảng Ninh cũng được yêu cầu giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; Đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn… Duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới.

Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở cấp hóa chất, hướng dẫn người dân dùng thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng chloramin B, aquatabs... Ngành y tế cũng tăng cường giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ clo dư luôn đạt 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng.

Khuyến cáo phòng dịch bệnh sau mưa lũ:

- Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng.

- Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.

- Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

- Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn…

- Các cơ sở y tế bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân kịp thời.

Mưa lũ tại Quảng Ninh trong những ngày vừa qua khiến ít nhất 18 người tử vong, 6 người mất tích, trên 3.000 ngôi nhà bị ảnh hưởng do ngập lụt. Các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí và thị trấn Đông Triều, Vân Đồn, Hoành Bồ đều xảy ra ngập lụt cục bộ. Một số tuyến đường giao thông bị ngập sâu, sạt lở chia cắt, khu dân cư bị cô lập, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhiều gia đình. Nguy cơ ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh sau bão là rất lớn.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn