Nhận biết và phòng tránh ngộ độc cá nóc

Bệnh nhân nữ ở Gia Lai cùng 2 con nhỏ nguy kịch vì ăn cá nóc phơi khô

Nghệ An: Ba ngư dân ngộ độc cá nóc

Ngộ độc cá nóc: 1 người chết, 6 người nhập viện

Đà Nẵng: Tiêu hủy hơn 100kg cá nóc

6 người ngộ độc sau khi ăn cá nóc mít

Điều tra, xử lý kịp thời ngộ độc thực phẩm do cá nóc

Ngày 25/1, 3 ngư dân ở Nghệ An đi đánh cá ngoài khơi, sau khi câu cá nóc lên ăn, bị đau đầu nôn ói rồi hôn mê bất tỉnh và nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Trước đó, ngày 10/1, tại tỉnh Gia Lai cũng xảy ra vụ ngộ độc cá nóc khiến 3 mẹ con trong một gia đình nguy kịch. Đáng chú ý là số cá nóc này đã được làm sạch, phơi khô, nhiều bà con ở các buôn làng không lường trước được sự nguy hiểm nên mua về ăn, dẫn đến nhiều vụ ngộ độc thương tâm. 3 mẹ con được đưa vào viện trong tình trạng suy hô hấp, suy tim, riêng người con gái lớn đã ngừng tim, ngừng thở, mạch và huyết áp đều bằng 0.

 Để phòng ngộ độc do ăn cá nóc, mọi người dân cần có đầy đủ những hiểu biết về loài cá này nhằm tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Cá nóc khô nếu quá trình chế biến trước đấy không đảm bảo thì vẫn lưu giữ độc

Nhận biết

Loài cá nóc độc người dân ăn thường có thân dài từ 4cm đến 40cm, chắc, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng. Độc tố có trong cá nóc có tên là Tetrodotoxin, tập trung nhiều ở gan, thận, tuỵ, cơ quan sinh sản (buồng trứng, túi tinh), mắt, mang, da, máu của cá nóc. Độc tính của độc tố tăng mạnh vào mùa sinh sản của cá (tháng 2 đến tháng 7).

Biển Việt Nam có 66 loài cá nóc thuộc 12 giống và 4 họ, phân bố dọc bờ biển từ Bắc vào Nam, tập trung nhiều ở ven biển miền Trung. Cá nóc sống ở tầng đáy và sát đáy, nơi có nhiều cát, bùn cát, vụn san hô, đôi khi có cả ở cửa sông, nước lợ.

Độc tố cá nóc không có trong thịt cá nóc, tuy nhiên khi đánh bắt, chế biến hoặc cá để ươn, bị dập nát, độc tố ngấm vào thịt cá sẽ gây độc khi dùng. Độc tố cá nóc rất độc, chỉ cần 4mgr thịt cá có độc tố đã giết chết 1 con thỏ 1kg. Với người chỉ cần ăn 10gr thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1 - 2mgr độc tố là đã có thể gây chết người.

Độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 100°C trong 6 giờ độc tố mới giảm một nửa, đun sôi ở 200°C trong 10 phút độc tố mới bị phá huỷ hoàn toàn. Như vậy, nếu chỉ đun nấu thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra, do độc tố chưa bị phá huỷ hết. 

Người ăn phải cá nóc có độc tố Tetrodotoxin, sau 5 phút đến 3 - 4 giờ mới xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng, môi, lưỡi tê, khó chịu. Tiếp theo thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ửng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chân yếu, đồng tử co, liệt vận động nhãn cầu.

Nên nhận biết và loại bỏ, không ăn các loại cá nóc

Trường hợp nặng xuất hiện liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, cuối cùng liệt cơ hô hấp, trụy tim mạch và tử vong. Tỷ lệ tử vong rất cao (60%) nếu cấp cứu chậm.

Phòng tránh

Tốt nhất là loại bỏ cá nóc ngay từ khi kéo lưới, đánh bắt tại bến cá. Loại bỏ cá nóc có lẫn cá thường khi phơi khô

Không làm chả cá nóc, bột cá nóc hoặc các sản phẩm cá nóc khác để bán. Không ăn cá nóc tươi và các sản phẩm chế biến từ cá nóc

Khi ăn phải cá nghi ngờ là cá nóc: Nếu xuất hiện dấu hiệu ngứa họng, tê môi, tê lưỡi, tê bàn tay thì gây nôn ngay bằng cách ngoáy thành sau họng, uống thuốc giải độc (than hoạt tính và Sorbitol), đồng thời phải đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Vi Dũng H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội