Nguyên nhân nào khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trong ngày?

Mệt mỏi là tình trạng thiếu năng lượng, cơ thể bị suy nhược cả về thể chất lẫn tâm lý

Thay đổi chế độ ăn giúp đối phó với bệnh trầm cảm tốt hơn

Buồn ngủ, mệt mỏi sau khi ăn phải làm sao?

Biện pháp làm giảm căng thẳng tự nhiên nhờ lá nguyệt quế

Mệt mỏi, đau đớn sao bác sỹ không tìm ra bệnh?

1. Ngủ không đủ giấc

Bạn có biết rằng, việc thiếu ngủ sẽ gây ảnh hưởng tới việc sản xuất hormone tăng trưởng của cơ thể? Theo các nhà nghiên cứu, hormone tăng trưởng được tiết ra bởi tuyến yên, đóng vai trò giữ cho hệ thống cơ xương khớp được chắc khỏe, giúp cân bằng tỷ lệ cholesterol tốt - cholesterol xấu và cần thiết cho hoạt động chức năng não bộ diễn ra một cách bình thường. Việc giảm lượng hormone tăng trưởng do thiếu ngủ sẽ dẫn đến mệt mỏi, chân tay rã rời và mất đi khả năng tập trung.

2. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường

Ăn các thực phẩm chứa đường là cách nhanh chóng để cơ thể bổ sung năng lượng. Điều này đúng, nhưng việc ăn quá nhiều và lâu dài sẽ gây phản tác dụng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tất cả những sản phẩm chứa đường có kết thúc bằng “ose”, như glucose, dextrose, maltose và sucrose chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi và chậm chạp.

3. Không uống đủ nước

Nhiều người không thể xác định khi nào cảm giác mệt mỏi của họ là do mất nước. Theo các nhà khoa học, một ly nước mát có thể là điều bạn cần khi mệt mỏi hơn là ăn thực phẩm chứa đường. Dấu hiệu giúp bạn nhận ra cơ thể đang mệt mỏi vì thiếu nước là gì? Đó là khi nước tiểu của bạn chuyển sang màu vàng sẫm, đó là lúc bạn cần uống nhiều nước hơn.

4. Thiếu vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B là nhiên liệu cho cơ thể chuyển hóa đường glucose thành năng lượng sử dụng. Tình trạng thiếu vitamin nhóm B thường gặp ở những người đang theo chế độ ăn kiêng và điều này có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mỏi mệt vì thiếu năng lượng. Nếu không thể bổ sung vitamin nhóm B qua đường thực phẩm, các chuyên gia khuyến cáo bạn bổ sung viên uống vitamin nhóm B vào buổi sáng và buổi tối.

Việc thiếu ngủ sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi do ảnh hưởng tới sự sản xuất hormone tăng trưởng của cơ thể

5. Bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng và viêm có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi của bạn. Do đó, tình trạng mệt mỏi sẽ giảm đi rồi biến mất nếu cơ thể giảm và không còn nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh (cần có sự tư vấn và đồng ý của bác sỹ), sử dụng một số thực phẩm giúp cải thiện miễn dịch và chống viêm như trái cây họ cam quýt, một số gia vị như gừng, nghệ,...    

6. Ngồi lâu một chỗ

Nghe có vẻ không hợp lý nhưng các nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng, khi bạn ngồi lâu một chỗ, nồng độ acid nitric sẽ xuống thấp làm giảm sự lưu thông máu, đặc biệt là lưu lượng tới não. Điều này khiến bạn trở nên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất khả năng tập trung. Do đó, nếu công việc bắt buộc bạn phải mất quá nhiều thời gian để ngồi,  hãy dành ít nhất 5 phút mỗi giờ để đứng lên và đi lại xung quanh phòng làm việc của bạn.

7. Có khả năng đề kháng insulin

Kháng insulin, một tình trạng chức năng ổn định đường huyết của hormone insulin bị suy giảm có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mỏi mệt của bạn. Nguyên nhân do kháng insulin làm cơ thể bị thiếu năng lượng cho các hoạt động sống. Trên thực tế, kháng insulin là một giai đoạn có thể tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2 nếu không được điều trị kịp thời.

8. Giảm chức năng tuyến giáp và tuyến thượng thận

Tuyến giáp và tuyến thượng thận là hai bộ phận nắm nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu, suy giảm chức năng tuyến giáp và tuyến thượng thận có thể là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi không rõ lý do. Lúc này, không có cách nào khác là bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sỹ thăm khám, thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân gây ra triệu chứng.

M. Hiếu H+ (Theo Huffingtonpost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp