7 nguyên nhân thường gặp gây trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản để lâu dễ gây các biến chứng nguy hiểm

7 cách đơn giản giảm khó chịu do ợ nóng

7 dấu hiệu dễ nhận biết trào ngược acid dạ dày

Chế độ ăn cho người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Làm thế nào để giảm chứng ợ nóng khi tập thể thao?

Chức năng dạ dày kém

Hơn một nửa số người bị trào ngược acid dạ dày có chức năng dạ dày kém. Điều này làm cho thức ăn vào dạ dày bị tiêu hóa chậm. Việc thức ăn bị tiêu hóa chậm sẽ tăng áp lực lên dạ dày và làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra, theo các nhà khoa học ở người bị trào ngược dạ dày thực quản thì van nối dạ dày và thực quản của người bệnh hoạt động không bình thường. Khi áp lực đóng yếu hơn bình thường, van mở vào những thời điểm không phù hợp làm cho các chất chứa trong dạ dày dễ đi vào thực quản.

Tiêu hóa thức ăn chậm khi bị dạ dày khiến người bệnh dễ bị trào ngược

Do sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc kể cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược acid dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người đã bị trào ngược trước đó. Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ trào ngược:

- Thuốc kháng viêm không steroid: Thuốc aspirin, ibuprofen, naproxen…, các thuốc này có thể gây viêm loét dạ dày tá tráng và gây trào ngược

- Thuốc chẹn kênh calci

- Thuốc kháng cholinergic được dùng để điều trị rối loạn đường tiết niệu, dị ứng và tăng nhãn áp.

- Thuốc dopamine được dùng điều trị bệnh Parkinson

Một số loại thuốc có thể khiến bạn bị trào ngược

- Bisphosphonates - được sử dụng để điều trị loãng xương 

- Thuốc an thần 

- Thuốc kháng sinh 

- Thuốc sắt 

Hen suyễn

Hơn một nửa số người bị hen suyễn bị trào ngược acid dạ dày, ngoài ra trào ngược cũng khiến triệu chứng của bệnh hen suyễn nặng lên. Theo các nhà khoa học hen suyễn và trào ngược dạ dày có mối quan hệ hai chiều. Ho do hen suyễn có thế khiến người bệnh bị thay đổi áp lực ở ngực và bị trào ngược. Khi bị trào ngược bệnh nhân lại bị cơn hen nặng hơn.

 Người bị hen suyễn dễ bị trào ngược acid dạ dày

Mang thai và thay đổi hormone

Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể sẽ có nhiều thay đổi. Cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone progesterone để giúp giãn nở tử cung tuy nhiên nội tiết tố này cũng làm giãn cửa van dạ dày khiến acid trong dạ dày bị tràn ra. Ngoài ra, hormone progesterol cũng làm chậm các cơn co thắt của thực quản và ruột khiến việc tiêu hóa chậm hơn.

Đái tháo đường

Những người bị đái tháo đường đặc biệt là đái tháo đường type 1 thường phải đối mặt với tình trạng liệt dạ dày. Tình trạng này có thể khiến áp lực trong dạ dày tăng lên và dẫn đến trào ngược.

Liệt dạ dày khiến bệnh nhân đái tháo đường dễ bị trào ngược

Thoát vị hoành

Hầu hết các trường hợp thoát vị hoành đều nhẹ và phần lớn không có triệu chứng, trong trường hợp nghiêm trọng, thoát vị hoành có thể gây khó chịu và đau đớn, có thể dẫn đến trào ngược. Trào ngược là hiện tượng acid trong dạ dày dâng cao và trào ngược vào thực quản, dẫn đến các biến chứng khác ở dạ dày và họng.  

Cơ thắt thực quản yếu 

Cơ này có vai trò đóng mở van tâm vị. Khi “cánh cửa” này bị yếu, để cho hiện tượng dạ dày trào ngược xảy ra thì có thể nghĩ đến nguyên nhân bẩm sinh hoặc do có tác nhân khác tác động. 

Thanh Tú H+ (Theo Very Well)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa