Trẻ dễ bị nhiệt miệng vì uống ít nước, ăn nhiều đồ ngọt

Trẻ bị nhiệt miệng thường quấy khóc, không chịu ăn uống gì

Làm sao phân biệt được bệnh nhiệt miệng và tay chân miệng?

Nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi?

Cách trị nhiệt miệng bằng Đông y hiệu quả

Làm sao để tránh bệnh nhiệt miệng tái phát?

Nhiệt miệng nặng hơn do ăn uống sai cách

Bé uống quá ít nước: Một trong những sai lầm của mẹ hại bé bị Nhiệt miệng là cho bé uống quá ít nước. Cơ thể thiếu nước sẽ khiến trung khu thần kinh sinh ra cảm giác khát, từ đó mới có cảm giác “nóng”. Ngoài ra, những bé không thích uống nước, những chất thải trong cơ thể không thể kịp thời bài tiết ra ngoài, độc tố tích tụ lâu ngày cũng khiến bé nóng trong người và gây nhiệt miệng.

Bé ăn nhiều đồ ngọt: Nếu bé của bạn hay ăn bánh ngọt, kem, nước ngọt thì sẽ càng tăng nguy cơ bị nhiệt miệng. Bởi vì ăn nhiều đồ ngọt sẽ tiêu hao một lượng lớn nhóm vitamin B trong cơ thể, từ đó xuất hiện các triệu chứng như nhiệt miệng.

Mẹ nên cho bé uống thêm nước để cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở trẻ

Bé ăn thức ăn quá nóng: Nhiều bà mẹ cho con mình ăn những loại thức ăn quá nóng mà không biết rằng việc này khiến cho niêm mạc hầu họng của bé bị tổn thương, xung huyết. Liên tục ăn thức ăn quá nóng sẽ làm bé khó nuốt, nhiệt miệng.

Bé ăn nhiều đồ ăn nhanh: Cha mẹ cho bé ăn nhiều thức ăn nhanh cũng khiến bé bị nhiệt. Những loại thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên... không những không đầy đủ dinh dưỡng mà ăn nhiều còn khiến trẻ bị béo phì, đồng thời sinh nhiệt trong cơ thể.

Bé không thích ăn rau quả: Các loại thịt cá đặc biệt cần thiết cho bé tuy nhiên nếu bé không được ăn rau xanh, trái cây thì thiếu vitamin C, có thể xuất huyết niêm mạc khiến cơ thể bé bị nhiệt. Để "đối phó" với những bé không thích đụng tới rau củ quả, bạn có thể biến tấu chúng thành nước ép, sinh tố hoặc làm bánh nhân vừa có thịt vừa có rau củ quả để hấp dẫn bé hơn. 

Phòng tránh bệnh nhiệt miệng ở trẻ

Bệnh nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng khiến trẻ rất khó chịu. Bệnh khiến miệng trẻ đau nên chải răng khó, ăn uống đau, trẻ hay quấy khóc, lười ăn, bỏ bú có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Thông thường bệnh kéo dài 1 - 2 tuần mới khỏi.

Phương pháp điều trị nhiệt miệng hiện nay chủ yếu làm giảm đau, vì các vết loét do nhiệt miệng làm trẻ khó chịu. Trẻ nên dùng các loại thuốc súc miệng trong suốt thời gian bị bệnh. 

Phụ huynh nên thiết lập thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày như nghỉ ngơi có giờ giấc, không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng giờ và không ăn quá no. Cho bé ăn với chế độ ăn phong phú, đa dạng đủ chất. Nên ăn những thức ăn có tính mát có tác dụng giải nhiệt như rau xanh có lá, dưa chuột, cam, cà rốt, lê…

Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc, mẹ có thể tập cho con thói quen súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày bởi nước muối với nồng độ thích hợp, độ ấm vừa phải sẽ có tác dụng sát trùng tốt, làm sạch khoang miệng, amidan, họng. Nước muối ấm còn kích thích tăng tuần hoàn máu tại chỗ, tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

Cách chữa bệnh Nhiệt miệng tốt nhất là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ có những vết loét do nhiệt miệng phát triển lớn hơn một cách bất thường hay vết loét kéo dài trên 3 tuần thì tốt nhất nên đi khám bệnh để xác định nguyên nhân vì có thể chúng là dấu hiệu của những bệnh khác nặng hơn.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ