Nguyên nhân đái tháo đường làm tăng nguy cơ tim mạch là gì?

Đái tháo đường góp phần làm tăng nguy cơ đau tim cho người bệnh

6 chỉ số quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường

7 nguy cơ thường gặp ở nam giới bị đái tháo đường type 2

Tại sao phải thay đổi thuốc điều trị đái tháo đường type 2?

Làm thế nào để bảo vệ mắt khỏi tác hại của bệnh đái tháo đường?

Theo các bác sỹ, nam bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao gấp 2 lần bị đau tim. Với nữ bệnh nhân đái tháo đường, nguy cơ này thậm chí còn cao gấp 3 lần so với những người không có bệnh. Những người mắc bệnh đái tháo đường cũng có nhiều biến chứng sau một cơn đau tim và có khả năng cao tử vong vì bệnh.

Ngay cả những người đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường - nồng độ đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đến mức được coi là đái tháo đường - cũng có thể có nguy cơ của các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Hàm lượng cao cholesterol "xấu" LDL, hàm lượng thấp cholesterol "tốt" HDL và mức độ cao triglycerides (chất béo trong máu) là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tim mạch vành cho người bệnh đái tháo đường. Cùng với đó, lượng đường trong máu tăng cao làm xuất hiện các mảng bám dọc theo thành của các mạch máu. Nó làm giảm hoặc thậm chí là ngăn chặn dòng chảy của máu đến tim, gây thiệt hại tới cơ tim.

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim, chẳng hạn như tăng huyết áp, cholesterol cao, béo phì, có tiền sử gia đình về bệnh tim hoặc hút thuốc lá, đái tháo đường sẽ làm tăng thêm nguy cơ cho bạn. Ở phụ nữ, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm bệnh đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, đau nửa đầu và các bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp... Nội tiết tố, đặc biệt là estrogen, có thể đóng một vai trò trong việc giúp phụ nữ phòng ngừa bệnh tim, đó là lý do nguy cơ mắc bệnh tim của phụ nữ tăng lên khi họ bước vào giai đoạn mãn kinh và sau mãn kinh.

Ở cả hai giới, đau ngực là dấu hiệu phổ biến nhất của một cơn đau tim. Tuy nhiên, vì bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương thần kinh, nó có thể khiến người bệnh khó có thể cảm nhận cơn đau. Do đó, một số bệnh nhân đái tháo đường thậm chí còn không biết họ đã có một cơn đau tim.

Nếu bạn đang điều trị bệnh đái tháo đường, cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là sức khỏe tim mạch của bạn. Quan trọng nhất, luôn duy trì đường huyết ổn định đề phòng ngừa biến chứng tim mạch cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác bằng cách uống thuốc theo hướng dẫn, có một chế độ dinh dưỡng, tập thể dục đúng khoa học.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
(*) sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
(**) Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết