Video: Vì sao chúng ta bị cháy nắng?

Cháy nắng là nỗi sợ hãi của nhiều người, đặc biệt là với chị em trong mùa hè

Trị cháy nắng, bỏng, hôi nách… bằng bột ngô

Làm thế nào để xoa dịu cơn đau do cháy nắng?

Infographic: Bí quyết làm dịu vết cháy nắng cực đơn giản

Video: Hướng dẫn làm "kem" chữa trị cháy nắng tại nhà

Mùa hè là thời điểm mà chúng ta phải sử dụng kem chống nắng nhiều hơn. Mặc dù có thể bạn đã từng nghe qua nhưng vẫn phải nhắc lại rằng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt khi bạn bị rám nắng hoặc cháy nắng có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Vậy nên hãy nhớ hạn chế đi ra ngoài và nhớ sử dụng kem chống nắng.

Bị cháy nắng không phải là điều ngẫu nhiên mà có rất nhiều quá trình diễn ra dưới lớp da của bạn. Mặt trời không thực sự làm rám hay cháy da của bạn mà rám và cháy da chính là 1 cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Vấn đề ở chỗ là ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều bức xạ và tia cực tím, chúng có thể phá hủy những tế bào da của bạn, đặc biệt là DNA của tế bào.

Có thể chia tia cực tím thành 3 loại dựa vào bước sóng. UVA là tia có bước sóng dài nhất và chứa ít năng lượng nhất. UVB là loại trung bình và tia UVC là tia có bước sóng ngắn nhất và chứa nhiều năng lượng nhất. Chúng ta không cần quá lo lắng về tia UVC vì tia UVC đã được hấp thụ vào khí quyển. Tuy nhiên tia UVB và UVA lại có thể gây rám nắng và cháy nắng.

Trong các tế bào da của bạn có 1 tế bào biểu bì hắc tố. Khi nhận thấy có tia cực tím, các tế bào này sẽ sản sinh thêm hắc tố melanin, khiến da bạn trở nên tối máu hơn. Chức năng chính của melanin là giúp hấp thụ tia cực tím trước khi nó phá hủy tế bào da của bạn. Khi bạn bị rám nắng và cơ thể nhận ra tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với ánh nắng mặt trời thì cơ thể sẽ sản sinh melanin để bảo vệ bạn. Tuy nhiên, đôi lúc điều này là không đủ, khi tia UVB phá hủy DNA của các tế bào và nếu như quá nhiều tế bào bị phá hủy sẽ dẫn đến phản ứng miễn dịch hay chính là sự cháy nắng.

Về cơ bản, quá trình này giống như khi DNA đã bị hủy hoại, các tế bào buộc phải “tự sát” trước khi có thể bị ung thư. Máu sẽ được tăng cường đưa đến những khu vực này để chữa lành, điều này lý giả việc nhiều phụ nữ thường bị đỏ lên ở những vùng da bị cháy nắng và sau 1 thời gian thì những tế bào da chết đó sẽ tự bong ra.

Một số trường hợp tiếp xúc nhiều với ánh nắng có thể gây phồng rộp. Kem chống nắng sẽ có tác dụng bởi nó chứa Benzophenone có thể hấp thụ và bức xạ lại tia cực tím. Nhờ đó, khi đi đến những bãi biển bạn sẽ không còn lo phải hy sinh làn da hay sợ bị ung thư da nữa.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu