Những nguyên nhân khiến bạn bị huyết áp thấp

Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng phổ biến của huyết áp thấp

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh huyết áp thấp

Hạ huyết áp tư thế là bệnh gì?

Huyết áp thấp cũng có thể gây tử vong

Sảy thai, sinh non chỉ vì... huyết áp thấp

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó. Việc ổn định huyết áp là rất quan trọng, bất kì sự tăng - giảm nào so với mức bình thường đều đáng lo ngại. Tuy vậy, từ trước tới nay hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến tăng huyết áp mà chưa thực sự chú ý đến huyết áp thấp.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp 

Sốc phản vệ: Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Nó có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Sốc phản vệ khiến huyết áp bị tụt nhanh chóng. Ngoài tụt huyết áp, khi bị sốc phản vệ người bệnh còn có các biểu hiện như ngứa, phát ban, khó thở, sưng cổ họng, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Sốc phản vệ có thể xảy ra do dị ứng thức ăn, phản ứng thuốc hay vaccine…

Sốc phản vệ khiến bệnh nhân bị tụt huyết áp nhanh chóng

Mất máu: Hạ huyết áp đột ngột có thể xảy ra nếu một người mất quá nhiều máu từ một chấn thương nghiêm trọng, chảy máu trong cơ thể như chảy máu dạ dày tá tràng, chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản trong xơ gan, ho ra máu… hoặc biến chứng trong khi phẫu thuật. Mức độ nghiêm trọng của hạ huyết áp phụ thuộc vào lượng máu đã bị mất.  

Mất nước: Mất nước có thể dẫn đến hạ huyết áp. Mất nước nhẹ có thể gây ra các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, và sự yếu đuối. Mất nước nặng có thể dẫn đến một sốc giảm thể tích (hypovolemic shock - sốc do giảm đột ngột thể tích tuần hoàn gây ra). Tình trạng này xảy ra khi người bệnh bị mất nước, mất máu khiến huyết áp giảm. Kết quả là, các mô và các cơ quan của cơ thể không nhận đủ oxy. Nếu không được điều trị, sốc giảm thế tích có thể gây tử vong trong vòng vài phút đến vài giờ.

Nhịp tim chậm: Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.

Nhịp tim chậm là một trong những yếu tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp

Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp: Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormone của tuyến giáp, sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.

Tác dụng phụ của thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây ra huyết áp thấp, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc tim mạch (như thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh calci), thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc rối loạn cương dương...

Kiểm soát huyết áp thấp.

Theo các bác sỹ, tốt nhất người bị huyết áp thấp nên tuân thủ theo chế độ sinh hoạt và ăn uống như sau:

- Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa, vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết.

Người bệnh huyết áp thấp nên ăn uống điều độ

- Ăn mặn hơn người bình thường

- Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ, thể dục dưỡng sinh, yoga,…

- Ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng và lưu ý nên dùng ngay một tách café, trà đường nóng, dùng gừng, nhân sâm, hay các thuốc bổ tổng hợp vitamin khi bị tụt huyết áp

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng người bệnh huyết áp thấp có thể sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa các hoạt chất như magne lactacte, L - Carnitine fumarate giúp trợ lực co cơ tim và bảo vệ tính đàn hồi của thành mạch. Các hoạt chất này được kết hợp với các thảo dược tự nhiên như quy đầu, ích trí nhân, xuyên tiêu giúp tăng lưu thông máu, cải thiện các triệu chứng của huyết áp thấp như hoa mắt, chóng mặt...

Gia Hân H+ (Theo Sharecare) 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch