Nguy cơ suy giảm thính lực từ thói quen đeo tai nghe mỗi ngày

Trước sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện tại, chỉ với một thiết bị điện tử nhỏ bé, bạn đã có thể học ngoại ngữ, trò chuyện, hay thưởng thức những giai điệu âm nhạc yêu thích gần như ở mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, ẩn sau sự tiện lợi đó lại là một mối nguy hiểm tiềm tàng có thể gây đe dọa đến thính lực nếu chúng ta không biết sử dụng tai nghe đúng cách. Tại sao lại như vậy?


Sử dụng tai nghe liên tục với cường độ âm thanh lớn gây nguy hại đến sức khỏe

Tai người là một cấu trúc khá phức tạp, trong đó, một bộ phận của tai có chức năng dẫn truyền âm thanh đến não bộ còn được gọi là các tế bào lông chuyển sẽ có nhiệm vụ chính là đón nhận các âm thanh từ bên ngoài. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, quen dùng tai nghe để nghe nhạc ít nhất một đến hai giờ mỗi ngày, với cường độ lớn đến mức thậm chí người đối diện cũng nghe được. Nhiều bạn trẻ còn có thói quen nghe nhạc rồi ngủ quên luôn mà không biết rằng, khi ngủ não bộ cần được nghỉ ngơi và thư giãn.

Suy giảm thính lực do sử dụng tai nghe thường được hình thành một cách từ từ và không có một dấu hiệu rõ rệt nào ban đầu. Kiểm tra y tế để sớm có những chẩn đoán chính xác về tổn thương thính giác: Cụ thể là tình trạng lùng bùng trong lỗ tai sau khi nghe nhạc. Ngoài ra còn có những dấu hiệu khác như cảm giác như lỗ tai bị bít lại, cảm thấy khó nghe các cuộc đàm thoại thường ngày ở những môi trường ồn ào hay cảm thấy cần phải tăng âm lượng khi xem TV hơn so với trước đây mới có thể nghe rõ.

Hiện tại, các thiết bị trợ thính cấy ghép có thể giúp khuếch đại âm thanh để người bị giảm thính lực dễ nghe hơn. Tuy nhiên, những thiết bị này vẫn chưa thể xem như vật thay thế hoàn hảo cho những tế bào thính giác vốn đã bị phá hủy bởi âm thanh cường độ lớn hoặc không còn hoạt động trong hệ thính giác con người. Chính vì vậy, việc phòng tránh suy giảm thính lực do sử dụng tai nghe là tối quan trọng.


Đeo tai nghe khi ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực

Người dùng tai nghe có thể áp dụng một số cách đơn giản để xác định xem mình có đang nghe nhạc ở mức âm lượng quá lớn hay không như sau: Khi bạn không thể nghe thấy những cuộc trò chuyện xung quanh khi đang nghe nhạc. Khi người ngồi gần có thể nghe thấy những âm thanh mà bạn đang nghe. Hoặc khi bạn có cảm giác mình nói to hơn bình thường trong một cuộc trò chuyện với ai đó. Một khi đã sử dụng tai nghe, không nên nghe nhạc liên tục với thời lượng trên 2 giờ. Và nếu có thể, hãy sử dụng các mẫu tai nghe rộng vành hoặc trùm kín tai, những sản phẩm có khả năng loại bỏ tạp âm từ môi trường tốt. Hạn chế dùng các mẫu tai nghe nhét tai liên tục với cường độ âm thanh lớn trên 80dB. Cố gắng thiết lập âm lượng nguồn phát, tai nghe ở mức thấp nhất có thể nghe được. Và nếu có, hãy từ bỏ thói quen đeo tai nghe để nghe nhạc trước lúc ngủ bạn nhé.

Chúng tôi cũng xin lưu ý thêm với các bạn, trong số các dạng tai nghe hiện nay, loại nhét sâu vào ống tai được xem là sản phẩm có khả năng gây nguy hiểm đến thính lực nhiều hơn hẳn các dạng thiết kế còn lại như chụp tai hay loại bán kèm theo các thiết bị di động hay máy nghe nhạc bỏ túi.

Để đeo đúng cách tai nghe dạng nhét tai, ngoài việc chọn các bộ đệm silicon nhét tai vừa vặn với ống tai. Bạn cần thực hành các thao tác sau đây:

- Trước hết, để chèn củ tai bên trái bạn hãy dùng tay phải nắm vành tai trái kéo nhẹ lên phía trên và hơi hướng ra ngoài. Tiếp đến há miệng ở một mức độ vừa phải để làm giãn nở ống tai đồng thời nhét củ tai vào trong ống tai. Sau cùng, xoay nhẹ phần củ tai sao cho cảm giác thật thoải mái rồi tiến hành với củ tai còn lại.

- Khi tháo tai nghe, bạn cũng phải nhẹ nhàng xoay phần củ tai và rút ra từ từ nhằm tránh thay đổi áp suất không khí đột ngột, có thể gây ảnh hưởng đến màng nhĩ. Và quan trọng là phải thường xuyên vệ sinh tai cũng như phần đệm silicon của tai nghe.

linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng