Rung nhĩ - nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ

Bệnh nhân đột quỵ do rung nhĩ thường phải đối diện với nhiều di chứng

Đột quỵ não và đau tim: Mối liên quan chặt chẽ

Người bị bệnh tim mạch có nên đi máy bay không?

Ăn cay: Phòng tim mạch, ngừa ung thư

Đánh trống ngực sau khi ăn có phải bệnh tim mạch?

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Triệu chứng điển hình của rung nhĩ bao gồm đánh trống ngực, mệt mỏi, đau ngực, choáng váng, khó thở, ngất, hạ huyết áp...

Biến chứng nguy hiểm của rung nhĩ

Rung nhĩ làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Nguy cơ này sẽ tăng dần theo tuổi của bệnh nhân và khi bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như tăng huyết áp hoặc trước đây đã bị đột quỵ.

Rung nhĩ làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não

Bên cạnh đó, rung nhĩ còn làm cho suy tim nặng hơn, làm cho tim không thể bơm đủ máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể.

Đột quỵ - Biến chứng nguy hiểm do rung nhĩ gây ra

Những bệnh nhân bị rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần so với những bệnh nhân không bị rung nhĩ. Đột quỵ do rung nhĩ thường nghiêm trọng hơn đột quỵ do các nguyên nhân khác. Rung nhĩ làm tăng tỷ lệ tử vong hàng năm sau đột quỵ do thiếu máu cục bộ, ngoài ra rung nhĩ còn làm tăng tỷ lệ đột quỵ tái phát ở bệnh nhân còn sống sau đột quỵ. Đột quỵ do rung nhĩ thường nghiêm trọng hơn vì cục máu đông từ tim lớn hơn, tắc ở động mạch não lớn hơn, mức độ thiếu máu cục bộ và hoại tử sau đó lớn hơn.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Công - Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Tim mạch, Bệnh viện 103: "Đột quỵ xảy ra không chỉ đem gánh nặng đến cho gia đình và xã hội mà còn làm giảm chất lượng sống, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Thực tế cho thấy có đến 50% số trường hợp đột quỵ do rung nhĩ có nguy cơ tử vong, 50% còn lại đối diện với nguy cơ tàn phế. Chính vì thế, việc dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ rất cần thiết".

Dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ 

Điều trị rung nhĩ có rất nhiều phương pháp, trong đó bao gồm điều trị nội khoa (uống thuôc), điều trị đốt điện rung nhĩ bằng phương pháp can thiệp nội mạc và điều trị rung nhĩ bằng phẫu thuật...

Rung nhĩ có thể dẫn đến suy tim và đột quỵ

Ngoài ra, người bệnh rung nhĩ có thể dự phòng nguy cơ đột quỵ bằng một số biện pháp sau:

Kiểm soát bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp: Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người bị rung nhĩ. Người bệnh đái tháo đường và huyết áp nên ăn các loại thực phẩm ít đường và muối, kiểm soát cân nặng của cơ thể.

Sử dụng thuốc chống đông máu: Sau khi được chẩn đoán bị rung nhĩ, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc chống đông máu để làm giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên thuốc chống đông máu có thể tương tác với một số loại thực phẩm, thuốc bổ. Hãy hỏi ý kiến của bác sỹ về những loại thực phẩm người bệnh có thể ăn và cần tránh trong thời gian dùng thuốc.

Tập thể dục điều độ: Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp làm giảm biến chứng do bệnh tim. Nhưng tập thể dục với cường độ quá mạnh có thể làm chứng rung nhĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Nên hỏi ý kiến bác sỹ về hình thức tập thể dục phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh.

Sử dụng thực phẩm chức năng: Ngoài sử dụng thuốc và có chế độ tập luyện điều độ, bệnh nhân bị rung nhĩ có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim.

Thùy Trang H+

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương - Giúp ổn định nhịp đập trái tim.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch