Người nhóm máu O có nguy cơ tử vong cao hơn khi chấn thương

Nhóm máu có thể ảnh hưởng tới mức độ đông máu khi người bệnh bị chấn thương

Sau lời kêu gọi, hàng trăm người nhóm máu O đã tham gia hiến máu

Người nhóm máu O nên ăn uống thế nào để luôn khỏe?

Người nhóm máu AB nên ăn uống thế nào để luôn khỏe?

Người nhóm máu B nên ăn uống thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Các nhà khoa học phát hiện một tác nhân gây đông máu ở nhóm máu O có nồng độ thấp hơn các nhóm máu khác. Tình trạng này khiến người máu O có thể bị chảy máu nhiều hơn và tăng nguy cơ tử vong khi có những vết thương nghiêm trọng.

Dữ liệu được phân tích từ 901 bệnh nhân được cấp cứu ở Nhật Bản cho thấy, tỷ lệ tử vong ở người nhóm máu O là 28%, trong khi đó tỷ lệ tử vong ở các nhóm máu khác chỉ 11%.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sỹ Wataru Takayama đến từ Bệnh viện Đại học Y khoa và Nha khoa Tokyo (Nhật Bản) cho biết: "Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nhóm máu O có thể là một yếu tố, nguy cơ tiềm tàng về xuất huyết".

"Mất máu là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân tử vong trong những ca chấn thương nặng. Thế nhưng có rất ít nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ giữa những nhóm máu khác nhau và nguy cơ tử vong do chấn thương", TS. Wataru Takayama nói thêm.

Các nhà nghiên cứu phân tích, nhóm máu O là nhóm máu có thể truyền cho những nhóm máu khác. Tuy nhiên, những người nhóm máu O lại có nồng độ Von Willebrand thấp, vốn có chức năng giúp đông máu khi bị thương. 

Nhóm máu thường được phân loại bằng cách dựa vào một loại protein có trên bề mặt của tế bào hồng cầu. Các nhóm máu chính thường thấy là A, B, AB và O. Tại Anh, khoảng 47% dân số là máu O, khiến máu O trở thành nhóm máu phổ biến nhất ở nước này.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các bác sỹ cần phải khẩn trương hơn khi truyền máu cấp cứu cho những bệnh nhân nhóm máu O bị chấn thương nặng. Họ là những đối tượng có khả năng tử vong vì mất máu nhiều hơn bình thường.

Nguyên Hương H+ (Theo Telegraph/Mirror)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học