Có nên bỏ đồ ngọt khi bị bệnh tim?

Đường làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường và bệnh tim

7 loại sữa tốt nhất cho trái tim của bạn

Phân biệt đau ngực do bệnh tim và do các bệnh khác

Bị cholesterol cao: Không dùng statin dễ mắc bệnh tim

Ăn gì để tim khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh tim mạch thường gặp?

Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ, trả lời:

Chào bạn!

Nếu bạn có sở thích ăn đồ ngọt thì bạn không nên quá lo lắng. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nam giới có thể ăn 9 thìa cà phê đường một ngày, nữ giới có thể ăn 6 thìa cà phê đường mỗi ngày mà không gây hại cho tim mạch. 

Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ thì những người ăn từ 17 - 21% lượng calo từ đường phụ gia (là đường được thêm vào những thức ăn hoặc đồ uống được chế biến sẵn hoặc là nguyên liệu để chuẩn bị các món ăn thức uống) sẽ có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn 38% so với những người chỉ ăn ở mức 8% hoặc ít hơn.

Thậm chí, những người nhận được 21% calo hàng ngày từ đường phụ gia làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim.

Mặc dù chất béo bão hòa được xem là nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch, tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy đường có thể làm tăng mức cholesterol và triglyceride trong máu (2 yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch). Chế độ ăn nhiều đường cũng có thể gây tăng đường huyết, giảm dung nạp glucose, kháng insulin và bệnh gan nhiễm mỡ.

Bởi đường cũng gây hại cho tim mạch, vì thế bạn nên giảm tối thiểu lượng đường tiêu thụ mỗi ngày. Bạn cũng nên tránh uống soda vì 350ml soda có thể chứa khoảng 10 thìa cà phê đường. Thay vào đó, hãy ăn những thực phẩm ngọt lành mạnh hơn như trái cây.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe! 

Gia Hân H+ (Theo UCLA Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị