Người Giáy ở Mèo Vạc (Hà Giang) mở trống đầu năm

Sau khi cầu khấn cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, thầy cúng sẽ đánh 3 tiếng trống

Lung linh Lễ hội Ánh sáng lớn nhất thế giới tại xứ sở Kangaroo

Nhật Bản: Lễ hội ánh sáng mùa đông rực rỡ với 8 triệu bóng đèn LED

Nhiều lễ hội truyền thống trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Với người dân tộc Giáy ở xã Tát Ngà, chiếc trống là vật báu linh thiêng trong đời sống văn hoá tinh thần.

Thầy cúng thắp hương, cầu khấn trong nhà

Lễ hội múa trống được gọi theo tiếng Giáy là Loong trống. Theo quan niệm của đồng bào Giáy, đây là thời điểm giao hoà giữa đất trời, con người với thiên nhiên. Tiếng trống sẽ xua đuổi những điều không may mắn của năm cũ, cầu mong một năm mới được mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, nhà nhà no đủ, gia đình yên vui.

Cúng ở trong nhà xong, thầy cúng cùng thanh niên chưa vợ mang lễ đến cúng ở miếu Bà

Vì thế, sáng mùng 1 Tết, thầy cúng mặc trang phục chỉnh tề cùng một số thanh niên khoẻ mạnh, chưa vợ, mang một mâm lễ cúng tới miếu Bà. Thầy cùng thắp hương khấn mời Bà về dự lễ và xin phép Bà cho dân làng hạ trống xuống để tổ chức lễ hội.

 Sau khi khấn, thầy cúng gõ 3 tiếng trống, rồi cử người khiêng trống và lễ vật qua từng gia đình trong thôn

Sau khi hạ xuống, trống được để cạnh mâm cúng, thầy cúng đọc lời khấn cầu mưa thuận gió hoà, xin trời đổ nước để cho kịp mùa vụ, con cháu được khoẻ mạnh… Sau khi khấn, thầy cúng gõ 3 tiếng trống, rồi cử người khiêng trống và lễ vật qua từng gia đình trong thôn. Qua gia đình nào, thầy cúng lại cầu khấn mong may mắn, sức khỏe… cho gia đình họ. Sau khi được cầu khấn xong, gia chủ lại nhập đoàn đi cùng, vì thế đoàn người cứ thế một lúc một đông.

Trống và mâm cỗ được khiêng đến từng gia đình trong thôn để cầu khấn may mắn cho từng gia đình

Theo quan niệm của người dân tộc Giáy, được đánh trống là xin được thần linh may mắn cho gia đình trong cả năm mới. Như vậy, lễ hội mở trống được thực hiện mùng 1 Tết ở miếu Bà và mùng 2 ở miếu Ông. Sau khi hết tháng Giêng thì mùa lễ hội kết thúc. Lúc này, thầy cúng và các chàng trai trong thôn lại khiêng trống từ miếu Ông về miếu Bà cất giữ, chờ đến lễ hội năm sau.

Thịnh Nguyễn
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa