Người già có nên phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo?

Không phải ai cũng có thể thực hiện phẫu thuật thay khớp gối

Thoái hóa cột sống cổ và lưng phải làm sao?

​Cảnh giác thuốc điều trị thoái hóa khớp chứa diacerein

Vì sao phụ nữ bị thoái hóa khớp sớm hơn đàn ông?

Triển vọng điều trị thoái hóa khớp từ... súp lơ xanh

Bác sỹ Tăng Hà Nam Anh - Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, trả lời: 

Chào bạn!

Thay khớp gối là phẫu thuật gồm cắt bỏ phần xương và sụn hư, thay vào phần kim loại và nhựa nhằm giải quyết vấn đề đau gối và chỉnh trục gối cho thẳng để bệnh nhân đi lại bình thường.

Tuy nhiên vì khớp thay vào là khớp nhân tạo nên sau một thời gian khoảng từ 10 - 15 năm khớp gối có thể bị hư hại, nhất là ở người bệnh béo phì. Ngoài ra, khi phẫu thuật thay khớp gối, mẹ bạn vẫn có thể gặp một số biến chứng như nhiễm khuẩn, hoại tử da, bong khớp gối... làm cho tình trạng bệnh còn tồi tệ hơn khi chưa thay.

Việc mẹ bạn 70 tuổi có thay được không còn tùy thuộc rất nhiều các bệnh lý đi kèm. Chỉ định thay khớp gối phải cân nhắc ở những bệnh nhân đái tháo đường, bệnh tim mạch nặng, huyết áp không ổn định, bệnh phổi mạn tính, có tiền sử tai biến mạch máu não…

Ngoài thay khớp gối, những biện pháp điều trị thoái khớp gối khác bao gồm sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau, các loại dung dịch bơm vào trong khớp gối như acid hyaluronid, huyết tương giàu tiểu cầu... Tuy vậy các phương pháp này chỉ làm giảm bớt mà không thể làm thay đổi được tình trạng thoái hóa khớp. Phương pháp phẫu thuật thay khớp là biện pháp cuối cùng khi tất cả các phương pháp trên không còn tác dụng. 

Để có được chỉ định tốt nhất, bạn nên đưa mẹ đi khám bệnh ở các chuyên khoa xương khớp - chấn thương chỉnh hình và nên khám sức khỏe toàn diện để bác sỹ có được chỉ định điều trị đúng.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Chào bạn!

Thay khớp gối là phẫu thuật gồm cắt bỏ phần xương và sụn hư, thay vào phần kim loại và nhựa nhằm giải quyết vấn đề đau gối và chỉnh trục gối cho thẳng để bệnh nhân đi lại bình thường (bởi nếu gối hết đau nhưng bị vẹo thì dây chằng sẽ bị giãn và co rút một bên, khiến người bệnh đi dáng xiêu vẹo và có thể gây tình trạng đau lưng do cột sống bị vẹo). Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo chỉ được tiến hành cho những bệnh nhân có khớp gối bị tổn thương nặng hoặc sụn bị mòn, hoặc do bệnh lý thấp khớp phá hủy mặt khớp mà điều trị nội khoa không thể khắc phục được

Tuy nhiên vì khớp thay vào là khớp nhân tạo nên sau một thời gian khoảng từ 10 – 15 năm khớp gối có thể bị hư hại, nhất là ở người bệnh béo phì.Việc mẹ bạn 70 tuổi có thay được không còn tùy thuộc rất nhiều các bệnh lý đi kèm. Do vậy, mẹ bạn cần được làm thêm các xét nghiệm để kết luận có thể thay khớp hay không.

Ngoài thay khớp gối, những biện pháp điều trị thoái khớp gối khác bao gồm sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau, các loại dung dịch bơm vào trong khớp gối như acid hyaluronid, huyết tương giàu tiểu cầu...Tuy vậy các phương pháp này chỉ làm giảm bớt mà không thể làm thay đổi được tình trạng thoái hóa khớp. Phương pháp phẫu thuật thay khớp là biện pháp cuối cùng khi tất cả các phương pháp trên không còn tác dụng. Phẫu thuật thay khớp là phẫu thuật lớn và có những biến chứng nhất định như nhiễm trùng khớp, lệch trục khớp gối, đau sau mổ, khớp bị hỏng sau thời gian sử dụng.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

 

Gia Hân H+ (Thực hiện)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị