Những điều người già nên biết khi đi bơi mùa hè

Bơi lội là sự lựa chọn tốt cho người bị đau xương khớp

Chóng mặt: Dấu hiệu "chết người" người già dễ bỏ qua

Chuột rút ở người già: Đừng lơ là mà nguy!

Bí quyết đơn giản để người già không mệt mỏi với nắng nóng

Người già mắt kém dùng dầu cá có hại không?

Bơi lội đẩy lùi bệnh tật

Ông Nguyễn Văn Thuận (Khương Thượng, Thanh Xuân) đã bị bệnh đau xương khớp cách đây 5 năm. Theo khuyến cáo của các bác sỹ, ông đã dành thêm thời gian đi bơi. Ông Thuận tâm sự: “Nhờ bơi lội mỗi tuần từ 2 đến 3 lần nên khớp chân của tôi không còn những cơn đau kéo dài như trước trong người cũng khỏe khoắn hơn nhiều”.

Theo bác sỹ Nguyễn Đình Phú – Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115: “Khi cơ thể xuống nước, một số bộ phận như các khớp ở chân và cột sống không còn chịu tác động mạnh như lúc bình thường. Lúc này lực hấp dẫn tác động vào cơ thể đã bị giảm. Đối với người già, sức nâng đỡ của khớp yếu hơn nên khi có tác dụng của nước sức nâng đỡ đó không còn chịu nhiều áp lực nặng nề như trước. Gặp môi trường nước, các nhóm cơ lưng cũng được nghỉ ngơi thoải mái hơn. Đây chính là lý do làm cho các khớp xương chậm quá trình thoái hóa và khôi phục những trục trặc nhỏ về xương khớp”.

Người cao tuổi nên bơi chậm trong thời gian ngắn

Theo nhiều nghiên cứu, bơi lội có thể giúp người cao tuổi sống thọ hơn. Một nghiên cứu tại Đại học Carolina (Mỹ) trên 40.547 người trong vòng 32 năm đã phát hiện ra rằng, những người duy trì thói quen bơi lội có tỷ lệ tử vong ít hơn đến 50%. Nhờ lượng endorphin tiết ra khi bơi, ta sẽ cảm thấy phấn chấn, lạc quan, hình thành thái độ sống bình tĩnh, vững vàng nếu rèn luyện thường xuyên. 

Bơi lội thường xuyên còn có tác dụng hạn chế một số rối loạn hoặc chứng bệnh mạn tính thường gặp, đem lại nguồn vui cho cuộc sống, tạo nên sự thoải mái về tinh thần cho người cao tuổi.

Bơi lội là sự lựa chọn thể dục tốt cho những người thường xuyên bị đau khớp. Bơi lội giúp kéo dài tuổi thọ và là phương pháp rèn luyện toàn diện và thích hợp nhất. Nên bơi chậm và bơi trong thời gian ngắn. Ngoài lợi ích sức khỏe, bơi còn giúp uốn lại cột sống đã bị hơi còng ở người già. Việc tham gia môn bơi lội có thể giúp người cao tuổi duy trì huyết áp ở mức ổn định và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, một nghiên cứu trên Tạp chí Cardiology, Mỹ cho biết.

Bơi lội có thể giúp người cao tuổi duy trì huyết áp ở mức ổn định

Người già nên bơi lội như thế nào?

Trước khi bơi, người cao tuổi phải khởi động trên 30 phút, như vậy mới giúp cho các khớp xương làm quen với những vận động mạnh sau đó. Đây cũng là yếu tố giúp cho thể nóng dần lên để khỏi bị cảm lạnh đột ngột khi xuống nước. Người già nên có những bài tập và các động tác khởi động phù hợp với lứa tuổi, thời gian xuống nước. Nên trải đều thời gian tập trong mỗi tuần, cứ cách 2 ngày bơi một lần trong khoảng thời gian 25 – 30 phút. Không nên bơi quá lâu trong 1 buổi. Tốc độ bơi phải tăng dần để tần số mạch đạt chuẩn khoảng 125 – 139 nhịp/phút.

Người cao tuổi không lạm dụng các kiểu bơi khó và cần nhiều sức như bơi bướm, bơi sải. Cũng vì huyết áp thất thường nên người cao tuổi không nên lặn nhiều, lặn sâu vì dễ làm cho sức ép dưới nước tăng cao ảnh hưởng đến nhịp thở của phổi và nhịp đập của tim.

Người già bị tăng huyết áp có thể bơi lội nhưng chỉ bơi nhẹ nhàng, không nên bơi trong hồ bơi nước quá lạnh để tránh co mạch ngoại vi đột ngột làm tăng huyết áp. Người bị bệnh tim mạch khác khi đi bơi cần có sự chỉ định và giám sát của người có chuyên môn.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già