7 quy tắc khi tập thể dục dành cho người đái tháo đường

Người đái tháo đường cần lưu ý những gì khi tập thể dục?

3 lời khuyên ăn uống cho người bệnh đái tháo đường

5 loại nước ép có chỉ số đường huyết thấp cho người đái tháo đường

Vì sao bà bầu cần kiểm tra glucose trong máu?

Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường với TĐCare

Nói chuyện với bác sỹ

Nếu bạn đang có dự định tới các phòng tập thể dục thì bạn cần nói chuyện với bác sỹ để được tư vấn về các bài tập và thời gian thực hiện các bài tập thể dục. Tập thể dục sẽ làm giảm lượng đường trong máu, đó đó bác sỹ sẽ cần điều chỉnh lượng thuốc mà bạn đang uống một cách phù hợp.

Kiểm tra lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu an toàn lúc đói là 110 - 130 mg/dL và sau bữa ăn không quá 150 - 200 mg/dL. Nếu một ngày nào đó, lượng đường trong máu của bạn quá thấp hoặc quá cao hơn mức này thì bạn không nên tập thể dục mà cần đến gặp các bác sỹ ngay. Nếu chủ quan, bạn sẽ có thể bị ngất xỉu, thậm chí tử vong ngay tại phòng tập thể dục.

Ăn nhẹ trước giờ tập luyện

Bạn không nên tập thể dục khi đang đói. Hãy ăn một bữa ăn nhẹ trước khi tới phòng tập sẽ giúp bạn đốt cháy nhiều calorie và chất béo hơnMột ly sữa, vài chiếc bánh quy, trái cây... là những lựa chọn tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường trước khi tập thể dục.

Thận trọng với những gì bạn ăn sau khi tập thể dục

Tiêu thụ carbohydrate sau khi tập luyện thể dục sẽ giúp cân bằng lượng đường và protein, giúp bổ sung năng lượng và xây dựng cơ bắp. Nếu bạn ăn uống không lành mạnh sau khi tập thể dục sẽ có thể ảnh hưởng tới cơ bắp và làm hạ đường huyết của bạn.

Không dùng thuốc trước khi tập thể dục

Tránh dùng các loại thuốc đái tháo đường hoặc tiêm insulin trước khi thực hiện các bài tập thể dục vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đột ngột tới lượng đường trong máu. Thay vào đó, thời điểm thích hợp để uống thuốc là sau khi tập thể dục và bạn đã có một bữa ăn nhẹ.

Luôn mang theo đồ ăn và thức uống

Hãy luôn mang theo 1 chai nước và món đồ ăn nhẹ (không có đường) để bổ sung năng lượng khi tập thể dục để ngăn ngừa các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra.

Yêu cầu giúp đỡ nếu cần

Ở phòng tập thể dục, nếu lượng đường trong máu giảm xuống và bạn gặp phải các triệu chứng hạ đường huyết như buồn nôn và chóng mặt thì hãy lập tức ngừng tập thể dục và nhờ sự giúp đỡ của những người khác. Hãy nhờ những người xung quanh đưa bạn về nhà hoặc tới bệnh viện. Hạ đường huyết đột ngột có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết