Người bệnh rung nhĩ cẩn thận với 2 biến chứng có thể gây tử vong

Rung nhĩ không gây tử vong nhưng có thể gây biến chứng suy tim, đột quỵ dẫn tới tử vong

Thực phẩm giàu kali quan trọng thế nào với người bệnh rung nhĩ?

7 mẹo quản lý cảm xúc khi bị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim

7 yếu tố nguy cơ gây nhịp tim nhanh, rung nhĩ và giải pháp phòng tránh

Tại sao người bị rung nhĩ nên bổ sung magne và kali?

Đột quỵ

Đột quỵ là một biến chứng rung nhĩ, xảy ra khi mạch máu lên não bị tắc nghẽn, ngăn ngừa lượng máu giàu oxy lên não. Thiếu oxy có thể khiến não bị tổn thương vĩnh viễn, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới bại liệt, thậm chí tử vong.

Theo Hiệp hội Tim mạch (Mỹ), những người bệnh rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do khi bị rung nhĩ, máu không được lưu thông tốt dẫn tới nguy cơ hình thành cục máu đông cao. Cục máu đông này có thể di chuyển tới não, bị tắc trong các mạch máu nhỏ gây ra đột quỵ.

Người bệnh rung nhĩ có nguy cơ cao bị đột quỵ

Người bệnh rung nhĩ nên chú ý tới các dấu hiệu đột quỵ như: Tê, liệt một bên cơ thể; Đột ngột không có khả năng đi lại; Đau đầu đột ngột; Cảm thấy mất phương hướng… Nếu nhận thấy các dấu hiệu này, bạn nên ngay lập tức đi cấp cứu để được điều trị kịp thời.

Suy tim

Suy tim xảy ra khi tim bị suy yếu, không còn khả năng bơm máu hiệu quả. Nếu bạn bị rung nhĩ, tim sẽ không thể co bóp đủ mạnh để bơm máu đi khắp cơ thể. Đây là lý do bạn dễ phát triển biến chứng suy tim khi bị rối loạn nhịp tim nhanh, rung nhĩ.

Bệnh suy tim thường phát triển dần theo thời gian, chính vì vậy các dấu hiệu cảnh báo cũng thường xuất hiện từ từ. Hãy chú ý nếu bạn hay cảm thấy khó thở, ho, sưng phù chân tay, rối loạn nhịp tim…

Dù suy tim mạn tính không gây tử vong ngay lập tức, bệnh vẫn có thể trở nên nguy hiểm và có thể dẫn tới suy tim cấp gây tử vong nếu bạn không có kế hoạch điều trị, kiểm soát bệnh hợp lý. Tốt hơn hết, hãy trao đổi với bác sỹ cách thay đổi lối sống, sử dụng thuốc điều trị hoặc phẫu thuật để kiểm soát suy tim tốt hơn.

Vậy người bệnh rung nhĩ có thể làm gì để phòng ngừa biến chứng?

Ngoài uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, người bệnh rung nhĩ cũng nên thay đổi lối sống để giảm nguy cơ biến chứng. Cụ thể, người bệnh rung nhĩ nên duy trì cân nặng ổn định; Tập thể dục vừa sức; Có chế độ ăn uống lành mạnh (ít muối, ít chất béo bão hòa và cholesterol); Hạn chế uống nhiều rượu bia, đồ uống có caffeine; Không hút thuốc lá; Duy trì huyết áp, cholesterol máu và đường huyết ở mức ổn định.

Người bệnh rung nhĩ cũng nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng để ổn định nhịp tim, kiểm soát bệnh rung nhĩ tốt hơn. Tốt hơn hết, bạn nên dành nhiều thời gian với bạn bè; Dành thời gian làm những việc bạn thích; Thiền định, tập thở để giảm căng thẳng…

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, phòng ngừa nguy cơ biến chứng đột quỵ, suy tim cho người bệnh rung nhĩ.

Thực phẩm giàu kali quan trọng thế nào với người bệnh rung nhĩ? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch