Người bệnh vẩy nến cần chú ý đến 6 thành phần này!

Vẩy nến là bệnh viêm da mạn tính

7 điều nên biết về bệnh viêm khớp vảy nến

Có nên chữa vẩy nến bằng massage?

7 biện pháp tự nhiên giúp khắc phục bệnh viêm khớp vẩy nến

7 sự thật có thể bạn chưa biết về bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến có thể bị tái phát bởi nhiều yếu tố, bao gồm chế độ ăn uống, stress, chấn thương, các loại thuốc và nhiễm trùng. Béo phì có thể làm tăng nguy cơ vẩy nến, trong khi giảm cân giúp cải thiện triệu chứng của bệnh.

Một số hợp chất có trong các sản phẩm chăm sóc da, tóc và làm đẹp cần lưu ý khi bị vẩy nến. Chúng có thể tốt cho da, nhưng cũng rất dễ gây kích ứng da… Sau đây là 5 thành phần bạn cần chú ý ngay!

1. Acid salicylic 

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), để điều trị vẩy nến, có thể sử dụng acid salicylic – hợp chất vốn có sẵn trong nhiều sản phẩm như dầu gội đầu, thuốc mỡ, kem… Acid salicylic giúp làm mềm vảy da, tẩy tế bào da chết hoặc loại vỏ vẩy da. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều hoặc lâu vì có thể gây kích ứng da, đau nhức da…

2. Sulfate 

Hầu hết dầu gội có chứa sulfate, nhưng thành phần này có thể gây kích ứng trên da đầu. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm và mắc vẩy nến, hãy tìm những sản phẩm không có chứa sulfate. Sulfate có thể được liệt kê dưới các thành phần như lauriptha (hoặc lauryl) sulfate hoặc lauryl sulfate amoni.

Sulfate có nhiều trong các loại dầu gội 

3. Nhựa than (Coal Tar)

Nhựa than là một thành phần khác được FDA chấp thuận trong điều trị vẩy nến, bao gồm vẩy nến da đầu. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra thành phần này trên một vùng da nhỏ để chắc chắn rằng nó không gây kích ứng hoặc đỏ da.

Nhựa than làm da tăng nhạy cảm với tia cực tím của ánh sáng mặt trời, nên hãy sử dụng cả kem chống nắng với những vùng da được điều trị nếu bạn ra ngoài lâu. “Vì dùng nhựa than ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài nên một số người không thích dùng nó”, Stefan Weiss, bác sỹ y khoa, Viện Da liễu Weiss Skin ở Florida, Hoa Kỳ cho biết. Nhựa than tinh khiết như rượu liquor carbonis detergens (LCD) thường có ít mùi hơn nhưng hiệu quả thấp và khó tìm hơn. 

Để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị vẩy nến hiệu quả, người bệnh cũng có thể sử dụng kem dược liệu có chứa chitosan – thành phần được tinh chế từ vỏ tôm, cua… Sản phẩm cũng có chứa các dược liệu quý như phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi… góp phần làm sạch vẩy nến và các tế bào da chết, dưỡng da, duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, mịn màng, sạch vẩy.

4. Dầu cây chè 

Theo bác sỹ Weiss, “dầu cây chè được xem như là phương thuốc chữa bệnh vẩy nến”. Dầu được chiết xuất từ ​​lá cây chè của Australia có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến da đầu, song chúng cũng có thể gây dị ứng với một số người.

5. Kẽm

Kẽm có thể xuất hiện trong nhiều loại kem bôi và dầu gội đầu trị vẩy nến. Một số nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Da liễu Leishmaniasis ở Mashhad, Iran đã phát hiện thấy chất làm mềm có chứa kẽm pyrithion là một phương thức điều trị hiệu quả cho bệnh vẩy nến cục bộ.

Hoài Thương H+ (Theo Huffingtonpost)

 

Bị vẩy nến, đừng quên kem thảo dược Explaq
Sở hữu một làn da mịn màng là mơ ước của tất cả mọi người. Tuy nhiên, làn da bị tổn thương khiến bạn luôn mặc cảm, tự ti khi giao tiếp.
Hiện nay, nhiều người đang lựa chọn dùng các loại kem bôi nguồn gốc thảo dược để giúp da trở nên mịn màng, góp phần làm sạch vẩy nến mà không phải lo ngại bị kích ứng da, trong đó điển hình là kem thảo dược thiên nhiên Explaq. Kem Explaq với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua… kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vẩy nến và các tế bào da chết, dưỡng da, duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, mịn màng.
Để làn da mịn màng, sạch vẩy, nên dùng Explaq hàng ngày. Trước khi bôi Explaq, lau sạch vùng da cần chăm sóc bằng nước ấm. Bôi vào các buổi sáng, tối trước khi đi ngủ và duy trì cả khi đã khỏi.
GPQC: 069/14/QCMP-HN
*Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu