Người bệnh đái tháo đường bị mồ hôi nhiều do đâu?

Đổ mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết

Người bị mồ hôi nhiều có nên bổ sung thêm muối?

Các loại thuốc có thể gây mồ hôi nhiều

Hệ lụy khi cơ thể bị mồ hôi nhiều

Giải cứu người bị tăng tiết mồ hôi trong mùa mưa

Vì sao người đái tháo đường bị mồ hôi nhiều

- Tổn hại hệ thần kinh: Sự tiến triển của bệnh đái tháo đường theo thời gian có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ (hệ thần kinh thực vật). Khi hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, nó có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa. Trong một số trường hợp, biến chứng thần kinh do đái tháo đường có thể khiến người bệnh bị đau đớn.

Sự biến động lượng đường trong máu: Đổ mồ hôi có thể là một dấu hiệu của lượng đường huyết trong cơ thể tăng hoặc giảm đột ngột. 

Đổ mồ hôi nhiều, bủn rủn chân tay là triệu chứng hay gặp khi bị hạ đường huyết

Người bệnh đái tháo đường thường dễ gặp phải các biến chứng nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết như: Cường giáp, tim mạch... Khi gặp các biến chứng này, người bệnh dễ bị đổ mồ hôi nhiều, run rẩy, ớn lạnh, lo lắng, tim đập nhanh...

Mồ hôi nhiều do đái tháo đường: Khi nào cần đi khám?

Người bệnh đái tháo đường thường bị đổ mồ hôi nhiều hơn người bình thường nhưng nó không phải là tình trạng nguy hiểm và không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn cần phải đi khám ngay nếu:

- Đổ mồ hôi quá nhiều ở toàn bộ cơ thể;

- Thường xuyên ra mồ hôi vào ban đêm;

Nếu thường xuyên bị đổ mồ hôi đêm người bệnh đái tháo đường nên đi khám

- Đổ mồ hôi không đối xứng, nghĩa là lượng mồ hôi tiết ra ở cả 2 phần cơ thể (trái, phải) không đều nhau;

- Lượng mồ hôi thay đổi đột ngột: Đổ mồ hôi nhiều hoặc ít hơn so với bình thường có thể xảy ra do bạn ăn một số thực phẩm cụ thể. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ thần kinh thực vật bị tổn thương.

Điều trị mồ hôi quá nhiều do đái tháo đường thế nào?

Khi bị đổ mồ hôi nhiều do đái tháo đường, bạn có thể sử dụng một số biện pháp dưới đây để giảm mồ hôi:

- Thuốc chống mồ hôi: Bạn có thể mua thuốc chống mồ hôi tại các hiệu thuốc. Cơ chế tác dụng của các thuốc này là làm sừng hóa gây tắc ống tiết mồ hôi và làm teo các tế bào tiết mồ hôi. 

Thuốc chống mồ hôi giúp hạn chế mồ hôi nhiều

- Điện di ion: Dưới tác động của điện trường, các tuyến mồ hôi sẽ bị ức chế tạm thời, chúng không thể hoạt động để bài tiết mồ hôi tại chính vùng da được tiếp xúc trực tiếp với thiết bị này. Điện di ion đã được sử dụng để điều trị mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân.

- Tiêm Botox: Tiêm Botox có thể được áp dụng trong các trường hợp ra mồ hôi nhiều. Khi Botox được tiêm vào da, chúng sẽ ảnh hưởng đến các tín hiệu giữa các dây thần kinh và tuyến mồ hôi ở lớp hạ bì. Độc tố botulism làm tê liệt dây thần kinh, ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine khiến tuyến mồ hôi không nhận được tín hiệu cần “sản xuất” mồ hôi, từ đó mồ hôi sẽ tiết giảm.

- Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm: Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm (ETS) là biện pháp được rất nhiều người lựa chọn để trị tình trạng mồ hôi nhiều. Cắt hạch thần kinh giao cảm là một biện pháp làm phá hủy các hạch giao cảm. Các hạch giao cảm là nơi trung gian tiếp nhận thông tin từ hệ thống thần kinh thực vật và chỉ huy hoạt động của các tuyến ngoại tiết, trong đó có tuyến mồ hôi trải khắp bề mặt cơ thể.

Khi có dấu hiệu đổ mồ hôi nhiều, bạn hãy tới cơ sở chuyên khoa thần kinh để được thăm khám và xác định nguyên nhân. Nếu đổ mồ hôi là triệu chứng của đái tháo đường thì tình trạng này sẽ thuyên giảm nếu bạn kiểm soát tốt bệnh.

Thanh Tú H+ (Theo Onlymyhealth)

Thực phẩm chức năng Hòa Hãn Linh giúp hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi nhiều:

Bổ sung vitamin có giúp giảm tình trạng mồ hôi nhiều? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết