Ngứa âm đạo: Khi nào nên đi khám?

Ngứa âm đạo có cần đi khám ngay?

Nguyên nhân gây ngứa âm đạo ở nữ và đau rát sau xuất tinh ở nam

Vì sao chị em bị ngứa vùng kín?

Ngứa âm đạo là bệnh gì?

Ngứa âm đạo trong mùa hè - em phải làm sao?

Nhiều phụ nữ bị ngứa âm đạo trong một số thời điểm nào đó trong cuộc đời. Một số trường hợp ngứa ngáy do nấm và thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu ngứa âm đạo liên tục, phát triển thành viêm nhiễm hoặc gây ra sự khó chịu, khí hư nặng mùi, thì nên cẩn trọng. 

Nguyên nhân chính gây ngứa âm đạo chính là sự mất cân bằng độ pH trong âm đạo. Độ pH bị xáo trộn có thể do sử dụng thuốc kháng sinh, vệ sinh kém... Dưới đây là một vài lý do khiến các bé gái và phụ nữ ở mọi lứa tuổi bị ngứa âm đạo. 

Ở các bé gái

Ở trẻ em, nguyên nhân gây nhiễm trùng âm đạo và ngứa chủ yếu là do vệ sinh kém. Sau khi đi ngoài, nên lau từ phía trước ra sau, vì khoảng cách giữa âm đạo và hậu môn rất nhỏ. Nếu không cẩn thận, vi khuẩn từ phân có thể xâm nhập vào âm đạo. 

Một số trẻ cũng có thể bị ngứa do dị ứng với một số loại xà phòng và chất tẩy rửa.

Ở phụ nữ trưởng thành

Nguyên nhân phổ biến gây ngứa âm đạo là nhiễm khuẩn, nấm men. Tất cả các loại nhiễm trùng này cần phải được điều trị kịp thời, tránh để lâu càng thêm trầm trọng. 

Ngứa "vùng kín" cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như chlamydia hoặc herpes. 

Không thay băng vệ sinh (hay tampon) cũng dẫn đến ngứa ngáy, nhiễm khuẩn âm đạo. Trung bình, băng vệ sinh cần phải thay thường xuyên sau mỗi 4 - 8 tiếng. Khi dùng quá 8 - 10 tiếng, băng vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, nếu để trong âm đạo, tampon có thể gây ra tình trạng nguy hiểm - hội chứng sốc chất độc, có thể đe dọa tính mạng. 

Ở phụ nữ mãn kinh

Thật không may, ngứa âm đạo là một trong những "món quà" không mong muốn mà thời kỳ mãn kinh mang lại cho phụ nữ. Do suy giảm hormone estrogen, lớp lót âm đạo mỏng dần, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cách giải quyết vấn đề này là hỏi bác sỹ điều trị về thuốc bôi estrogen. 

Một số hóa chất có trong xà bông, xà phòng cũng có thể gây kích ứng âm đạo. Các vấn đề về da như eczema và bệnh vẩy nến gây ngứa ngáy toàn bộ cơ thể, bao gồm cả vùng âm đạo.

Tốt nhất, bạn nên đi khám nếu "vùng kín" ngày càng ngứa ngáy, khí hư nặng mùi hoặc kèm theo sốt. 

Làm thế nào để phòng ngừa ngứa âm đạo? 

Probiotics giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, bao gồm cả vùng âm đạo. Hãy bổ sung probiotic, hoặc là một viên nang hoặc là thuốc nhét âm đạo, và ăn sữa chua hàng ngày. Quan trọng nhất, hãy luôn vệ sinh khu vực này thật sạch!

An An H+ (Theo curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa