Bạn đã biết 3 loại ngủ trưa và thời gian ngủ phù hợp nhất?

Ngủ trưa có thể giúp bạn thêm tỉnh táo, tăng hiệu quả học tập và làm việc

Dành 60 phút ngủ trưa giúp người cao tuổi cải thiện trí nhớ tốt nhất

Video: Ngủ trưa quá lâu - Lợi ít, hại nhiều!

Giấc ngủ trưa dài có thể báo hiệu bệnh đái tháo đường type 2

Vì sao nam giới nên ngủ trưa?

3 loại ngủ trưa

Giấc ngủ được lên kế hoạch trước: Đây là giấc ngủ trưa ngắn, thường được lên kế hoạch khi bạn biết mình sắp phải thực hiện nhiều kế hoạch, công việc cụ thể. Các nhà khoa học cho rằng đây là một lựa chọn tốt để tránh mệt mỏi, tăng năng suất lao động.

Giấc ngủ không dự định trước: Nếu cảm thấy quá buồn ngủ trong ngày, bạn có thể chợp mắt trong một khoảng thời gian ngắn, dù không dự định trước. Giấc ngủ này có thể được áp dụng để tránh buồn ngủ khi lái xe, tránh tình trạng mệt mỏi khi vận hành các máy móc quan trọng. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ tai nạn, thương tích do thiếu ngủ khi làm việc.

Ngủ trưa ngắn có thể làm giảm nguy cơ tai nạn do thiếu ngủ

Ngủ trưa theo thói quen: Giống như giấc ngủ được lên kế hoạch trước, chỉ có điều giấc ngủ này diễn ra gần như cùng thời điểm mỗi ngày (thường là sau bữa ăn trưa). Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn tập trung hơn, cung cấp thời gian nghỉ ngơi cần thiết cho cơ thể hoạt động vào buổi chiều.

Thời gian ngủ bao nhiêu là hợp lý?

Ngủ trưa từ 10 – 20 phút: Giấc ngủ trưa ngắn ngày có thể giúp tăng cường sự tập trung và năng suất làm việc. Một nghiên cứu năm 2012 được đăng trên tạp chí Sleep cho thấy giấc ngủ trưa dài 10 phút có thể giúp cải thiện cơn buồn ngủ, mệt mỏi, tăng khả năng nhận thức. Giấc ngủ trưa dài 20 phút có thể cải thiện tinh thần trong vòng 125 – 160 phút sau khi thức dậy.

Giấc ngủ 30 phút: Giấc ngủ kéo dài 30 phút sẽ đưa bạn tới giai đoạn 2 của giấc ngủ (giai đoạn ngủ sâu). Thức giấc tại thời điểm này sẽ giúp bạn không có cảm giác lơ mơ. Giấc ngủ 30 phút phù hợp với những người hay bị thiếu ngủ.

Ngủ trưa dài 60 phút: Giấc ngủ trưa kéo dài 60 phút có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và khỏe khoắn hơn. Giấc ngủ kéo dài 60 phút cũng giúp cải thiện khả năng ghi nhớ, tăng sự tỉnh táo trong khoảng 10 tiếng tiếp theo.

Giấc ngủ 90 phút: Ngủ trưa 90 phút có thể đưa bạn qua mọi giai đoạn giấc ngủ, giúp làm sạch tâm trí, cải thiện khả năng ghi nhớ, giúp hồi phục nếu bạn bị hay bị thiếu ngủ. Giấc ngủ trưa dài cũng khiến bạn không cảm thấy lơ mơ khi thức giấc.

Tùy vào tình trạng cơ thể và các dự định trong ngày mà bạn có thể chọn cho mình loại giấc ngủ cũng như thời gian ngủ trưa phù hợp. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn khuyến khích giấc ngủ trưa dưới 40 phút, giúp bạn vừa có thể lấy lại sức lực và tinh thần, vừa không ảnh hưởng tới giấc ngủ chính về đêm, ngăn ngừa tình trạng thiếu ngủ.

Vi Bùi H+ (Theo Medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp