Ngủ đủ giấc là ngủ trong bao lâu?

Ngủ đủ giấc là điều kiện cần và đủ để sức khỏe thể chất và tinh thần luôn khỏe mạnh

Kiểm soát đường huyết trong giấc ngủ

Bạn biết gì về giấc ngủ REM?

Phụ nữ thức dậy vui nhất vào sáng thứ Bảy

Bộ não cũng phải làm "ca đêm" trong khi ngủ

Theo Phyllis Zee - Giáo sư Khoa Thần kinh, Giám đốc Trung tâm Rối Loạn Giấc ngủ thuộc ĐH Y Northwestern Feinberg (Chicago, Mỹ), thiếu ngủ (được định nghĩa là ngủ chưa đủ số giờ) hoặc chất lượng giấc ngủ kém (giấc ngủ bị gián đoạn liên tục) có thể mở đường cho vô số các vấn đề về tâm lý và thể chất, chẳng hạn như dễ cáu giận, mất tỉnh táo, suy giảm khả năng ghi nhớ, thậm chí thiếu ngủ mạn tính có thể gây ra bệnh đái tháo đường và béo phì.

Nhu cầu giấc ngủ thay đổi qua các năm

Hầu hết người trưởng thành cần ít nhất 7 giờ ngủ mỗi đêm. Tổ chức Chăm sóc Giấc Ngủ Quốc gia Hoa kỳ đã thông qua hơn 300 nghiên cứu để xác định lượng thời gian lý tưởng của một người cần phải ngủ theo tuổi:

Trẻ sơ sinh (4 - 11 tháng): 12 - 15 giờ ngủ.

Trẻ em (1 - 2 tuổi): 11 - 14 giờ ngủ.

Trẻ mẫu giáo (3 - 5 tuổi): 10 - 13 giờ ngủ.

Học sinh tiểu học, trung học cơ sở (6 - 13 tuổi): 9 - 11 giờ ngủ.

Học sinh trung học phổ thông (14 - 17 tuổi): 8 - 10 giờ ngủ.

Người trưởng thành (18 – 64): 7 - 9 giờ ngủ.

Người lớn tuổi (65 tuổi trở lên): 7 - 8 giờ ngủ.

Giới tính ảnh hưởng đến giấc ngủ

Mặc dù hầu hết mọi người cần khoảng 7 – 8 giờ ngủ mỗi đêm nhưng giấc ngủ của nam giới và nữ giới nói chung cũng có điểm khác biệt. Cụ thể, phụ nữ thường ngủ nhiều hơn nam giới và không đủ sâu nên dễ dàng bị gián đoạn. Hơn nữa, phụ nữ cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn giấc ngủ hơn phái mạnh.

Những nguyên nhân hay gặp làm gián đoạn giấc ngủ của phụ nữ là trầm cảm, các sự kiện chấn động (như ly hôn), mang thai, những thay đổi nội tiết tố liên quan đến thời kỳ mãn kinh, rối loạn giấc ngủ (như là ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân tay bồn chồn) và các vấn đề về sức khỏe như bệnh viêm khớp, đau lưng và đau xơ cơ hóa.

Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy rằng, những người đàn ông thường xuyên bị mất ngủ phần lớn là do công việc căng thẳng. Ngoài ra, việc chăm sóc những đứa trẻ và là trụ cột trong gia đình cũng làm tăng thêm áp lực đối với nam giới trong việc để có được một giấc ngủ ngon.

Nếu có biểu hiện của việc thiếu ngủ, một ý tưởng tốt là ghi lại nhật ký giấc ngủ trong khoảng một tuần. Điều này sẽ giúp bác sỹ có được một bức tranh chính xác về lịch sử giấc ngủ của bạn. Bác sỹ có thể khuyên bạn dùng thuốc theo toa, áp dụng một vài mẹo để ngủ ngon hơn hoặc một kế hoạch phù hợp dựa trên các triệu chứng và nhu cầu cá nhân của bạn.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp