Calci, dầu cá và vitamin D ảnh hưởng thế nào đến tim?

Thực phẩm chức năng nào tốt cho tim mạch?

Bổ sung calci nano - bí quyết tăng chiều cao tuổi dậy thì

Dầu cá giúp giảm hành vi gây rối ở trẻ?

Tôi có nên ngừng uống bổ sung vitamin D?

Phụ nữ sẽ chết sớm vì làm việc nhà nhiều

1. Uống bổ sung calci để ngăn ngừa bệnh loãng xương có thể làm bệnh tim nặng hơn?   

Năm 2012, một nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư (Đức) cho thấy, người cao tuổi thường dùng thực phẩm chức năng (TPCN) bổ sung calci nhằm ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, gãy xương có thể làm tăng nguy cơ đau tim.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi gần 24.000 người hơn 10 năm và nhận thấy: Kết quả cho thấy 851 trường hợp đau tim xảy ra trong nhóm không uống viên calci (khoảng 20.000 người). Tuy nhiên, nguy cơ đau tim ở những người thường xuyên uống viên bổ sung calci (khoảng 4.000 người) còn cao hơn 86% so với nhóm kia.

Năm 2013, một báo cáo trên Tạp chí Y học Anh cũng cho rằng phụ nữ bổ sung lượng calci cao có thể làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim.

Thực phẩm giàu calci bao gồm: Các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh đậm, đậu nành, các loại đậu đỗ...

Tuy nhiên, theo thông tin mới được công bố vào tháng 4 vừa rồi thì vẫn chưa tìm thấy bằng chứng cụ thể cho thấy calci gây hại cho tim.

Giải pháp: Hấp thụ calci từ thực phẩm tự nhiên và tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng các loại TPCN bổ sung calci.

2. Dầu cá tốt cho tim mạch?

Hơn 10% người Mỹ dùng dầu cá để tăng cường sức khỏe tim mạch. Dầu cá Omega-3 chứa cả acid docosahexaenoic (DHA) và acid eicosapentaenoic (EPA) - hai dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tim. Tuy nhiên, các loại dầu cá khác nhau thì thành phần cũng khác nhau và có những tác động nhất định lên sức khoẻ. Tỷ lệ thành phần DHA và EPA có trong dầu quá là rất quan trọng, vì chúng có thể chống viêm, giảm viêm khớp và giúp hạ triglyceride thấp hơn.

Không phải loại dầu cá nào cũng mang lại công dụng giống nhau

Giải pháp: Hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo những người mắc bệnh tim nên bổ sung 1gr EPA và DHA mỗi ngày hoặc ăn cá ít nhất 2 lần/tuần (đặc biệt là cá béo, cá nước lạnh). Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi hồ và cá ngừ là những nguồn omega-3 dồi dào.

Nếu bạn bị bệnh tim hoặc có nồng độ triglycerides trong máu cao, bạn có thể bổ sung omega-3 liều cao. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu cá omega-3 cần có sự tư vấn của bác sỹ.

3. Người bị tim mạch bổ sung vitamin D làm gì?

Theo phát hiện được nhóm thầy thuốc thuộc Viện Tim ở TP. Salt Lake Mỹ báo cáo tại Hội nghị Khoa học của Liên đoàn Tim học Mỹ ở TP. Chicago mới đây, nguy cơ gặp vấn đề về tim có thể được báo trước qua mức độ vitamin D và sinh khả dụng vitamin D trong cơ thể. Qua đó, sự thiếu hụt vitamin D, đặc biệt là vitamin D3 là rất phổ biến và có liên quan đến các chứng trầm cảm, đột quỵ và bệnh viêm khớp.

Vitamin D có thể hấp thụ từ ánh sáng Mặt trời

Giải pháp: Có thể bổ sung 1.000 đơn vị vitamin D3 mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sỹ, dược sỹ.

Bên cạnh đó, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia sức khoẻ về loại thực phẩm chức năng chứa Đan sâm, Vàng đằng, cao Natto, giúp tăng cường sức khỏe trái tim, hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch...

Biết Tuốt H+ (Theo Philly)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất