Tết mất vui vì lo ngộ độc bánh kem hàng hiệu

Cửa hàng bánh ngọt Thu Hương liên tục gặp vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm

Hướng dẫn làm bánh Trung thu nhân truyền thống

Lộ diện "thủ phạm" gây ngộ độc thực phẩm tại trường học

Để công nhân ngộ độc thực phẩm, 2 công ty bị phạt 65 triệu đồng

Gần 2.500 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 6 tháng đầu năm

Thực phẩm hiệu "xịn" cũng gây ngộ độc

Tết Dương lịch đã cận kề và cũng chẳng còn bao lâu nữa là đến Tết Nguyên đán, người tiêu dùng chưa hết nỗi lo trước tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh vẫn bày bán tràn lan thì lại phải lo lắng khi báo chí dồn dập đưa tin thực phẩm có thương hiệu lớn cũng tiềm ẩn rủi ro ngộ độc.

Mới đây, tại Hà Nội, ngày 22/12, 17 người đã phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy do ăn bánh su kem được mua tại cửa hàng bánh ngọt Thu Hương (Thu Hương Bakery, số 263 Giảng Võ). Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, lỵ. Rất may, không có trường hợp nào tử vong. Trước đó, hồi đầu tháng 10, cửa hàng bánh ngọt Thu Hương đã làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng khi bán bánh Trung thu bị mốc đen dù chưa hết hạn sử dụng.

Cảnh giác với cả thực phẩm thương hiệu lớn, bán ở cửa hàng uy tín

Cuối tháng 10, liên quan đến vụ 244 người tại TP. Đồng Hới (Quảng Bình) bị ngộ độc do ăn bánh mỳ, cơ quan chức năng đã quyết định xử phạt hành chính và buộc cơ sở Vương Tiến Thành phải chịu các chi phí điều trị cho người bị ngộ độc. Trước đó, từ ngày 15 - 19/10 có 244 người tại TP. Đồng Hới bị ngộ độc và phải nhập viện do ăn bánh mỳ của cơ sở Vương Tiến Thành. Sau khi ăn bánh mỳ, nhiều người có triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, ói, đau bụng, sốt và đi ngoài nhiều lần. Đây được coi là vụ ngộ độc lớn nhất tại tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay. 

Sau khi nhận thông tin, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Bình đã yêu cầu cơ sở bánh mỳ này ngừng sản xuất để làm rõ nguyên nhân đồng thời lấy mẫu thực phẩm tại đây cùng mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân mang đi kiểm nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Bình. Kết quả cho thấy 4/9 mẫu có trực khuẩn Salmonella gây bệnh đường ruột.

Vì mục đích lợi nhuận, nhiều người sản xuất và bán hàng đã không ngần ngại sử dụng các chất hóa học độc hại như thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng trong rau quả, chất bảo quản thực phẩm gây hại đối với cơ thể. Bên cạnh đó, thực phẩm quá hạn sử dụng, thực phẩm ôi thiu, chế biến không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm chứa vi khuẩn, virus gây bệnh… cũng là những lý do dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác và lựa chọn kỹ càng hơn nữa.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết

- Lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, tốt nhất là có kiểm định.

- Với những thức ăn chế biến sẵn, nên chọn mua ở những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh, còn thời hạn sử dụng dài ngày.

- Cảnh giác với các loại thực phẩm chế biến sẵn không rõ nguồn gốc.

- Nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp. Ăn chín uống sôi.

- Đối với rau củ quả cần được rửa nhiều lần bằng nước sạch, ngâm nước muối hoặc xử lý bằng máy sục ozone.

- Bảo quản thực phẩm hợp lý vì các loại vi khuẩn tiềm ẩn sẽ phát triển rất nhanh nếu thực phẩm không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.

- Rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...

Xử trí cấp tốc khi bị ngộ độc thực phẩm

Người bị ngộ độc thường có biểu hiện: Nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng… nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thì phải khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân, nôn càng nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Lưu ý, chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh và không gây nôn nếu bệnh nhân là trẻ em, vì trẻ rất dễ bị sặc.

Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim phải cấp cứu cho bệnh nhân bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu bệnh nhân hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi.

Sau khi sơ cứu, phải khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện sớm nhất để được xử lý tiếp. Cần mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sỹ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn.

BT H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp