Nghỉ Hè dài ngày, làm gì để trẻ không “dán mắt” vào các thiết bị điện tử?

"Nghiện" các thiết bị kĩ thuật số có thể gây hại cho trẻ (Ảnh minh họa)

Cẩn thận các vấn đề về mắt do sử dụng thiết bị điện tử

Sớm mắc viễn thị do thường xuyên dùng thiết bị điện tử

Đừng hại con bằng thiết bị điện tử

Cha mẹ dùng thiết bị điện tử nhiều, con dễ gặp vấn đề hành vi?

Trẻ em cần phải ra ngoài vui chơi nhưng chúng cũng cần thư giãn sau 1 năm học căng thẳng. Hãy tạo ra cho trẻ một giới hạn thích hợp để sử dụng các thiết bị điện tử này gắn với các hoạt động quan trọng khác, giúp gia đình bạn lại gần nhau hơn.

Bố mẹ cũng không nên cấm đoán trẻ vì sẽ gây phản tác dụng, chỉ cần hạn chế thời gian xem và chơi của trẻ với những thiết bị này mỗi ngày là được. Nói chung, cách tốt nhất để con trẻ không “dán mắt” vào các thiết bị điện tử là tạo cho trẻ những hoạt động phù hợp.

Mở một chiếc thẻ thư viện cho trẻ

Đây là ý tưởng mà cha mẹ có thể áp dụng để khuyến khích con hình thành thói quen đọc sách. Bên cạnh những cuốn sách in truyền thống, bố mẹ có thể giới thiệu thêm cho con sách “nói” (audio book) hoặc sách điện tử (e-book).

Bạn cũng có thể đọc sách cùng con. Rất nhiều cuốn sách, tiểu thuyết dành cho trẻ em ngày nay giúp trẻ mở rộng khả năng ngôn ngữ, óc sáng tạo qua những câu chuyện đầy ý nghĩa.

Tạo cho trẻ thói quen giúp đỡ cha mẹ

Hãy để con trẻ làm những việc nhỏ như giúp bố mẹ nấu ăn, dọn nhà, giặt quần áo... Khi nấu nướng, bố mẹ có thể đưa cho con một đôi đũa, chiếc thìa nhỏ và nhờ con đảo thức ăn. Những công việc khác cũng phù hợp với khả năng của trẻ là thu quần áo trên dây phơi, gấp đồ, xếp tất thành đôi...

Cho trẻ thực hiện những ý tưởng nghệ thuật

Hãy cho con bạn thực hiện những thử thách nho nhỏ, ví dụ như sử dụng hết 64 cây bút chì màu trong cùng một bức tranh. Trẻ nhỏ cũng rất thích làm việc theo nhóm, chẳng hạn như một bé vẽ chì, bé còn lại tô màu. Hoặc cả gia đình bạn có thể quây quần quanh góc vườn, cùng sơn màu, trang trí lại chiếc chuồng nuôi thú cũ kỹ.

Nên dạy trẻ cách làm việc theo nhóm

Bạn cũng có thể cùng trẻ sắp xếp các bức ảnh, ghi chép những mẩu chuyện vui thường ngày vào cùng một cuốn sổ. Trẻ sẽ rất hứng khởi tham gia trang trí, đóng góp ý kiến, hay lắng nghe bố mẹ kể chuyện.

Viết thư

Hãy chỉ cho trẻ cách viết thư gửi cho bạn bè và người thân, để bé được thỏa sức sáng tạo với ngôn từ. Khi phải dồn tâm sức vào một việc ý nghĩa hơn, chắc chắn trẻ sẽ xao nhãng thói quen “dán mắt” vào các thiết bị điện tử.

Đi du lịch, cắm trại

Với trẻ nhỏ, thế giới xung quanh chúng hết sức rộng lớn. Bạn không cần thiết phải đưa bé đi thật xa để có thể mang tới cho con những giây phút khám phá cuộc sống đầy mới mẻ. Có thể cho trẻ đi những chuyến đi ngắn đến hiệu sách, quán cà phê đầu phố, bảo tàng, di tích lịch sử hoặc tới nghĩa trang thăm mộ ông bà. Bạn cũng có thể lên danh sách những nơi muốn cùng con tới và đừng quên kể cho bé chi tiết về ý nghĩa hay những chuyện thú vị liên quan tới từng địa điểm.

Ngoài ra, sẽ rất thú vị nếu bạn đưa bé đi cắm trại ở xa như ra vùng ngoại ô hay bìa rừng… Nhưng nếu điều kiện chưa cho phép, bạn vẫn có thể cho bé cắm trại ngay tại vườn nhà, thậm chí ngay trong nhà. Tất cả những gì bạn cần là chiếc lều trại và vài câu chuyện ma vui vui đủ để hù dọa và chọc cười bé.

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ