Thuốc giảm đau gây suy giảm thính lực?

Ibuprofen là một trong các loại thuốc giảm đau không theo toa được sử dụng phổ biến trên thế giới

Điều trị thoái hoá cột sống mà không cần thuốc giảm đau và phẫu thuật

Mối nguy tiềm ẩn từ thuốc giảm đau thông thường

Điều trị suy giảm thính lực cách nào tốt nhất?

Cách phát hiện sớm bị suy giảm thính lực

BS. Andrew Weil - Giám đốc Viện Y học Tích hợp, Đại học Arizona (Mỹ):

Chào bạn,

Đúng là một số bằng chứng khoa học cho thấy các loại thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc acetaminophen có thể ảnh hưởng xấu tới thính lực của phụ nữ. Cụ thể, nghiên cứu của Bệnh viện Brigham and Women’s (Mỹ) công bố năm 2012, những phụ nữ dùng ibuprofen hoặc acetaminophen thường xuyên (2 ngày/tuần trở lên) có nguy cơ bị mất thính lực. Một nghiên cứu trước đó (năm 2010) cho thấy các thuốc này cũng làm tăng nguy cơ mất thính lực ở nam giới. Nguy cơ cao nhất ở phụ nữ dưới 50 tuổi dùng ibuprofen 6 - 7 ngày/tuần (24%). Nếu uống các thuốc này 2 - 3 ngày/tuần thì nguy cơ là 13%, uống 4 - 5 ngày/tuần thì nguy cơ là 21%.

Các nhà khoa học giải thích rằng ibuprofen và các thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAID) có thể làm giảm lưu lượng máu đến ốc tai, ảnh hưởng tới chức năng nghe của đôi tai. Trong khi đó, acetaminophen có thể làm giảm lượng "binh lính" bảo vệ ốc tai.

Tuy nhiên, aspirin - một loại thuốc giảm đau phổ biến - lại không làm tăng nguy cơ suy giảm thính lực.

Một hạn chế của nghiên cứu là chỉ dựa trên thông tin do tình nguyện viên cung cấp chứ không thực hiện các bài kiểm tra thính giác và không đánh giá tình trạng tiếp xúc với tiếng ồn của ngươi bệnh. Tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn làm tăng nguy cơ suy giảm thính giác, mất thính giác. Một nghiên cứu được xuất bản vào năm 2015 kết luận rằng không có dữ liệu chính thức để khẳng định mối liên hệ của thuốc giảm đau và nguy cơ suy giảm thính lực, mặc dù một số tình nguyện viên bị điếc nặng hơn sau quá trình sử dụng acetaminophen kết hợp với thuốc gây ngủ.

Bạn nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây suy giảm thính lực và điều trị ngay lập tức. Chưa nghiên cứu khoa học nào cho thấy việc ngừng sử dụng thuốc giảm đau có thể giúp bạn lấy lại thính lực. Bạn cũng không nên tự ý ngừng thuốc khi chưa có tư vấn của bác sỹ.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

BS. Andrew Weil là Giám đốc Viện Y học Tích hợp tại Đại học Arizona (Mỹ). Ông là chuyên gia hàng đầu thế giới về thảo dược, người đi tiên phong trong lĩnh vực y học tích hợp (đồng bộ hoá tâm trí, cơ thể và tinh thần để điều trị bệnh). 

BS. Weil là tổng biên tập của nhiều website nổi tiếng về sức khỏe, thuốc và y học dự phòng. Ông là tác giả của nhiều bài báo khoa học và 13 cuốn sách y tế, con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Tất cả lợi nhuận từ việc viết sách, ông đều quyên góp vào Weil Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ ngành y học tích hợp thông qua đào tạo, giáo dục và nghiên cứu.
Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng