Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 và 1.001 chuyện 'buồn' của nghề

Nghề thầy thuốc lắm niềm vui nhiều nỗi buồn

Thầy thuốc là những chiến sỹ áo trắng!

"Bài ca y đức": Tấm lòng của những vị lương y vì sức khỏe người dân

Lời tri ân ý nghĩa nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Những vần thơ hay tri ân ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2

Dân gian có câu: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Nhưng, ăn rau gì và uống thuốc gì thì mới mong đảm bảo được sức khỏe không phải là điều đơn giản.

1. Tại một đám giỗ ở quê, có đông người đến dự. Các bà ngồi lại với nhau, người thì hỏi thăm chuyện gia đình, con cái. Người thì than phiền về sức khỏe không được tốt lắm hay đau nhức các khớp. Vậy là trong số những người đó có một phụ nữ trên 60 tuổi tỏ ra sành sỏi, hướng dẫn cho mọi người một loại cây cỏ gì đó điều trị đau nhức rất hiệu quả.

 

Phổ biến hiện nay là bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, ý thức ngăn ngừa biến chứng của căn bệnh mang tính thời đại này còn rất nhiều hạn chế.

Đó là những bệnh nhân này khi thấy huyết áp trở lại bình thường đã tự động ngưng thuốc, không làm theo chỉ định của bác sĩ. Và, để đến khi sự cố như đột quỵ, tai biến mạch máu não... xảy ra thì mới vỡ lẽ ra là do họ không uống thuốc liên tục vì sợ uống hoài huyết áp tuột!".

Bác sỹ Hải Vân.

2. Một thanh niên khoảng 25 tuổi ghé vào quầy thuốc tây yêu cầu bán cho một vỉ Panadol Extra và một vỉ Alaxan. Sau khi trả tiền, cậu ấy bốc liền mỗi thứ một viên uống ngay tại chỗ. Người chủ quầy thuốc ngạc nhiên kêu lên: Trời ơi! Bị gì mà uống như vậy? Cậu thanh niên không trả lời, vội vã bước ra với vẻ mặt rất tự tin.

3. Đối với bệnh nhân khám bảo hiểm y tế. Sau khi lãnh thuốc về chỉ uống vài lần rồi đem thuốc cất rất kỹ. Có khi thuốc đã hết hạn sử dụng mà hộp thuốc vẫn còn nguyên chưa mở nắp. Hỏi ra mới biết là để dành khi nào có bệnh mới uống...

Trên đây là ba câu chuyện có thật tôi từng chứng kiến và rất phổ biến ở các vùng quê hiện nay. Và, cũng chính vì vậy dẫn đến một số hệ lụy đáng tiếc trong thực tế đã gặp như sau:

- Một phụ nữ chừng 50 tuổi, sống bằng nghề cắt lúa mướn và đan lục bình tại một xã vùng sâu. Chị được người nhà đưa tới điểm khám bệnh. Nhìn tổng thể thấy: mặt chị tròn căng, mạch máu lộ rõ. Bụng bè hai bên, hai cẳng tay gầy guộc, đầy những mảng xuất huyết dưới da. Các khớp ngón tay biến dạng cong queo. Hai  chi dưới teo đét, huyết áp cao.

Sau khi tìm hiểu thì biết do đặc điểm nghề nghiệp nên chị thường hay đau nhức. Để có sức khỏe lao động kiếm sống, hằng ngày chị phải uống thuốc giảm đau. Thuốc chị uống từ hai nguồn là khám BHYT tại bệnh viện và tự mua ở các quầy thuốc tây.

Sau một năm uống thuốc, chị thấy người mình mập ra, hai chân yếu dần, đi lại khó khăn. Có lần do trượt ngã nên bị gãy cổ xương đùi phải, kèm tai biến liệt nửa người trái. Hiện tại chị phải di chuyển bằng xe lăn.

- Một bệnh nhân nam khoảng 55 tuổi, ở một xã vùng sâu, sống bằng nghề làm ruộng. Một hôm ông thấy ngứa khắp mình mẩy, sau đó nổi lên nhiều mẫn đỏ rải rác. Nhà nghèo lại ở xa trạm y tế nên có người  hàng xóm chỉ ông pha nước muối tắm. Sau khi tắm xong thì ông thấy toàn thân ửng đỏ, cảm giác rác bỏng, da phồng lên, đau đớn, khó chịu.

Gia đình lại tiếp tục kiếm những loại cây lá “thuốc nam” quanh nhà đâm nhuyễn rồi đấp lên những nơi tổn thương. Sau đó những mảng bóng nước trên cơ thể ông vỡ ra lầy lụa, rồi  bệnh nhân sốt cao, kèm lạnh run. Thấy không ổn nên người nhà đưa tới bệnh viện nhập viện điều trị.

- Một sư cô 82 tuổi ở chùa tại tỉnh Vĩnh Long, bị bệnh đái tháo đường nhiều năm. Hôm đó có đoàn khám từ thiện đến khám, thấy sư cô dùng mảnh vải quấn kín bàn chân. Bác sĩ hỏi chân cô bị sao vậy, Cô nói “đi vấp" nên bị sứt móng. Nhờ bác sĩ cho tôi xin thuốc têtra để rắc lên” .

Bác sĩ nói: “Cô cho con xem vết thương ra sao?”. Cô nói: “Không có gì, chỉ sứt móng thôi. Bác sĩ cứ cho thuốc têtra đi!”.

Bác sĩ chủ động tháo miếng vải quanh bàn chân ra. Thật khủng khiếp! Một mùi hôi (thúi ) nồng nặc, rồi ruồi nghe hơi bay lại. Ngón III bàn chân (P) của cô nhầy nhụa, mủ chảy ra. Bác sĩ nói: “Ngón chân cô bị hoại tử do biến chứng của bệnh đái tháo đường. Ngày mai cô phải đến bệnh viện để bác sĩ cắt lọc, nếu không sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng”. Sau đó, được biết bác sĩ Bệnh viện Vĩnh Long đã tháo khớp ngón chân của cô vì không thể bảo tồn được.

Và, còn nhiều và rất nhiều trường hợp tương tự đau lòng khác đã xảy ra, nhất là người dân ở nông thôn.

Có thể nói, hiện nay thị trường thuốc rất đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại. Người dân không thể phân biệt được thuốc nào là thuốc nào. Họ cứ thấy viên thuốc có kiểu dáng, màu sắc khác nhau là họ nghĩ thuốc đó tác dụng khác nhau nên cứ mua uống một cách “vô tội vạ” mà  không cần đến chỉ định của bác sĩ.

Đối với bệnh nhân điều trị nội trú thường có sự so sánh: “Tại sao người nằm giường kế bên uống nhiều thuốc hơn. Được truyền dịch nhiều hơn, lại được truyền loại nước vàng, còn tôi lại truyền nước trắng?”…

Tất cả những suy nghĩ đó đều xuất phát từ tâm lý cá nhân và thiếu hiểu biết về thuốc.

Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ cũng ít được người dân chú ý.  Đến khi bệnh bùng phát thì việc điều trị rất khó khăn lại tốn kém.

Qua kinh nghiệm thực tế cho thấy trong tất cả các nguyên nhân gây bệnh thì có một nguyên nhân là do chính người bệnh tự tạo ra, đồng thời cũng do thầy thuốc tạo ra. Đó là việc phối hợp, sử dụng thuốc không hợp lý.

Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do lạm dụng thuốc hay di chứng tàn phế do tác dụng phụ của thuốc. Một thực trạng đáng báo động hiện nay.

Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc như trên vừa nêu, mọi người chúng ta cần ghi nhớ là:

- Thuốc được sử dụng đúng chỉ định sẽ là thần dược. Thuốc là độc dược khi sử dụng không đúng chỉ định.

- Có sức khỏe tốt sẽ làm ra được nhiều tiền. Nhưng có tiền chưa chắc mua được sức khỏe tốt.

HẢI VÂN
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn