Trẻ hóc dị vật: Tai nạn phổ biến ngày Tết

Khi mua đồ chơi cho bé, cần chú ý không chọn những đồ có hoạ tiết nhỏ, có thể tháo rời

Hóc dị vật ở trẻ: Những điều cha mẹ cần biết

Liên tiếp các ca trẻ nhập viện vì hóc dị vật

Sơ cứu khi trẻ hóc dị vật

Cha mẹ lơ là, con hóc xương

Nhiều trẻ nhập viện vì hóc dị vật

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: “Hóc các loại hạt là tai nạn trẻ thường gặp phải, đặc biệt trong những ngày Tết. Người lớn thì chỉ nghĩ đơn giản, con cho vào miệng cứng không ăn được lại nhè ra. Nhưng thực tế, nguy cơ trẻ nhai, nuốt hạt cứng và tụt xuống đường thở gây hóc là hoàn toàn có thể”. 

Chị Lan (Khương Thượng, Hà Nội) đến giờ vẫn còn sợ khi nhắc đến cụm từ “hạt hướng dương”. Bởi giữa mùng 2 Tết năm ngoái hai vợ chồng chị đã phải đưa con vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu vì bé bị hóc hạt hướng dương. Theo chị Lan, bé nhà chị rất hiếu động, do mải tiếp khách nên trong một phút lơ đễnh, bé Quang Anh (11 tháng tuổi) đang ngồi chơi và nhặt được một mảnh hạt hướng dương dưới đất, sau đó bé cho vào miệng rồi nuốt. Đến khi bé khóc thét lên, người tím tái chị và cả gia đình mới cuống lên không biết vì sao. Qua nhiều lần chiếu chụp các bác sỹ xác định bé bị hóc dị vật và gắp ra được một mảnh hạt hướng dương trong cổ họng bé. Sau lần đó chị Lan và cả nhà cạch luôn hạt hướng dương.

Khi bày các loại hạt này ra đĩa, hãy luôn để mắt đến trẻ

"Ngoài các đồ ăn là các loại hạt, kẹo, gia đình cũng phải chú ý đến các vật, đồ dùng trang trí cho trẻ. Tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương từng tiếp nhận bệnh nhân bị hóc dị vật là đồ trang trí, trang sức", bác sỹ Hoàng Đình Ngọc - Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, cho biết.

Sơ cứu phải đúng cách

Nếu không may trẻ bị hóc dị vật, cần nhanh chóng sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn, trẻ sẽ dễ thở hơn. Sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được xử trí cấp cứu ngay. 

Nhiều trường hợp người nhà không nhận biết kịp thời khi trẻ bị hóc dị vật để xử trí đúng, dẫn đến bé bị ngưng thở trước khi đến bệnh viện hoặc vào viện muộn. Có nhiều trẻ bị hóc dị vật, nhưng ở dạng “hội chứng xâm nhập thoáng qua” nên dễ bị bỏ qua. Biểu hiện khi trẻ vừa bị hóc: Trẻ khó thở, tím tái, khóc thét nhưng sau đó dị vật trôi xuống khí quản, phế quản thì các triệu chứng giảm hoặc hết.

Cha mẹ không nên cho bé chơi với các loại hạt

Thực tế, nhiều trẻ bị khó thở, ho dai dẳng sau đó do dị vật vẫn còn nằm trong thực quản, đường thở ép vào thanh quản, khí quản. Vì thế, sau cơn ho sặc sụa của trẻ, dù trẻ đỡ triệu chứng, trở lại bình thường thì cha mẹ cũng cần quan sát, theo dõi trẻ, nếu vẫn thấy trẻ ho, khò khè thì nên đưa trẻ tới viện. 

Cách phòng tránh hóc dị vật ở trẻ

“Mọi tai nạn ở trẻ em đều có nguyên nhân từ người lớn. Trong mọi thời điểm, hãy luôn để mắt đến trẻ. Nhất là trong ngày Tết, với quá nhiều đồ ăn là các loại hạt nguy hiểm cho trẻ, trong hoàn cảnh người lớn bận rộn, chỉ một phút lơ đãng có thể nguy hiểm cho con bạn. Khi đó, Tết sẽ không còn ý nghĩa”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết.

Không nên để hạt dưa, hạt bí gần tầm nhìn, tầm với của trẻ. Không để vương vãi trên sàn nhà hạt dưa hấu, hạt mãng cầu, vỏ hạt dưa, vỏ hạt bí, trẻ có thể nhặt cho vào miệng. Cha mẹ cũng không nên ho trẻ nhỏ ăn dưa hấu chưa lấy hết hạt ra.

Không cho bé chơi với các loại hạt, đồng tiền, đồ vật nhỏ. Khi mua đồ chơi cho bé, cần chú ý không chọn những đồ có hoạ tiết nhỏ, có thể tháo rời mà mua theo hình khối cứng, bền, khó vỡ.

Huyền Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ