Vì 1 tỷ người khuyết tật "tàn nhưng không phế"

Ngày 3/12 nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết, nâng cao nhận thức về các vấn đề người khuyết tật

Nhật Bản ra mắt robot giường nằm dành cho người khuyết tật

ASEAN thúc đẩy cung cấp dịch vụ xã hội cho người khuyết tật

Hơn 4.000 lượt người khuyết tật được đi xe ôm miễn phí

Xóa bỏ rào cản cho người khuyết tật

550 xe lăn đến với người khuyết tật

1 tỷ người khuyết tật trên thế giới

Theo Liên Hợp Quốc, hiện nay dân số thế giới khoảng 7 tỷ người, thì có gần 15% dân số sống với một khiếm khuyết trên cơ thể. Trong đó, hơn 100 triệu người khuyết tật là trẻ em. 80% người khuyết tật sống tại các nước đang phát triển. 50% người khuyết tật không thể trang trải cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Theo Liên Hợp Quốc, những người khuyết tật thường có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực cao hơn rất nhiều so với những người khác. Chính sự kỳ thị, phân biệt đối xử cũng như sự thiếu hiểu biết về vấn đề khuyết tật đã, đang và sẽ tiếp tục làm tăng nguy cơ khiến cho người khuyết tật trở thành nạn nhân của bạo lực.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cả nước có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số. Số đông người khuyết tật chưa có việc làm và phải sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội. 69% người khuyết tật trong độ tuổi lao động, trong đó chỉ có 3% được đào tạo nghề. Với trình độ giáo dục và đào tạo thấp, hầu hết người khuyết tật phải dựa vào những mối quan hệ gia đình để tìm việc. 

Trên thế giới, 1 tỷ người khuyết tật hiện đang phải đối mặt với những rào cản về thể chất, xã hội, kinh tế và tâm lý, cản trở họ tham gia đầy đủ và hiệu quả vào đời sống xã hội một cách bình đẳng với những người khác. Đa số người khuyết tật không được tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ cơ bản như giáo dục, việc làm, y tế, các hệ thống hỗ trợ xã hội và pháp lý… khiến họ phải chịu nhiều thiệt thòi. Hơn thế nữa, người khuyết tật còn phải gánh chịu sự phân biệt đối xử, thái độ của cộng đồng trong mọi mặt của đời sống.

Những trở ngại mà người khuyết tật đang phải đối mặt, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chính bản thân người khuyết tật mà còn gây tổn hại cho toàn xã hội. Vì vậy, trách nhiệm của xã hội là chung tay giúp người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng, đảm bảo những quyền lợi cơ bản của người khuyết tật. 

Cả nước có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật (Ảnh Wegreen Vietnam)

Vì một thế giới không rào cản với người khuyết tật

Nhân Ngày quốc tế người khuyết tật năm 2013, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon cho biết: Chúng ta cần loại bỏ các thách thức cản trở sự hòa nhập và tham gia của những người khuyết tật trong xã hội, đặc biệt là thay đổi các hành vi phân biệt đối xử và thành kiến. Nhà lãnh đạo cấp cao của Liên Hợp Quốc còn nhấn mạnh: Chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để bảo đảm rằng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thúc đẩy sự phát triển công bằng và bền vững, không loại trừ bất cứ ai. Điều này đòi hỏi phải bảo đảm sự tham gia thực sự vào các hoạt động có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người khuyết tật bằng cách cung cấp cho họ một môi trường thuận lợi. 

Năm 2007, Chính phủ Việt Nam cũng đã ký Công ước về quyền của người khuyết tật. Bên cạnh đó, sự ra đời của Luật Người khuyết tật và Đề án Quốc gia trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 đã đánh dấu một bước tiến lớn trong cam kết của chính phủ trong việc tiến tới phê chuẩn Công ước. 

Năm nay, hưởng ứng Ngày quốc tế người khuyết tật, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM tổ chức Hội chợ việc làm cho người khuyết tật. Dự kiến, có khoảng 7.000 người khuyết tật tại TP.HCM và 17 tỉnh thành lân cận tham dự. Hội chợ được tổ chức tại Trung tâm Bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật TP.HCM, với khoảng 40 gian hàng việc làm. Các gian hàng sẽ có từng tiêu chí cụ thể để người khuyết tật dễ dàng tiếp cận, tìm kiếm công việc phù hợp. 

Năm 1992, Liên Hợp Quốc đã tổ chức kỷ niệm Chương trình hành động liên quan đến người khuyết tật. Và cũng tại đây, Nghị quyết số 47/3 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã ra đời, công bố về Ngày quốc tế người khuyết tật là ngày 3 tháng 12 hàng năm. Kỷ niệm ngày này nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết, nâng cao nhận thức về các vấn đề người khuyết tật, huy động sự hỗ trợ vì nhân phẩm, quyền cũng như những phúc lợi cho người khuyết tật.
An An H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức