Phân biệt đa xơ cứng và Parkinson

Đa xơ cứng và Parkinson khác nhau thế nào?

Ngày Bệnh Parkinson: Ai là người đã tìm ra căn bệnh này?

Bạn có thể chết vì bệnh Parkinson?

Tâm sự của một bà mẹ mắc bệnh Parkinson ở tuổi 34

Viêm gan B và C làm tăng nguy cơ bệnh Parkinson

Cho tới nay, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh đa xơ cứng (Multiple sclerosis) và Parkinson, mà chỉ có một số suy đoán về nguồn gốc khởi phát của chúng.

Liên kết giữa bệnh đa xơ cứng và Parkinson

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các đường dẫn thần kinh trong ruột và não bộ có thể liên quan đến chứng đa xơ cứng và Parkinson. TS. Anton Emmanuel giải thích: “Ruột và não bộ có mối quan hệ 2 chiều. Nhiều người còn cho rằng đường ruột chính là não bộ thứ 2.  Đó là lý do tại sao khi bạn cảm thấy căng thẳng và những cảm xúc mãnh liệt khác, chẳng hạn như sợ hãi, dẫn đến các triệu chứng về dạ dày - ruột, như buồn nôn, nôn nao”.

Nghiên cứu cho thấy đường ruột không khỏe có thể kích hoạt khởi phát các bệnh về não vì các tín hiệu từ não đến ruột cũng có thể đi theo chiều ngược lại - từ ruột đến não. Các phát hiện của nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Movement Disorders, theo đó, những người bị bệnh Parkinson có tỷ lệ mắc chứng SIBO (sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non) cao hơn hẳn những đối tượng khác.

Đa xơ cứng (Multiple sclerosis)

Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng, vi khuẩn sản xuất các hóa chất độc hại ảnh hưởng đến dây thần kinh trong ruột và từ đó gây tổn hại cho não bộ. Điều này có thể khởi phát bệnh đa xơ cứng hoặc Parkinson. Các nhà nghiên cứu cũng đang khám phá liệu rằng các hệ gene của vi khuẩn có thể giúp ích trong ngăn ngừa, điều trị bệnh Parkinson và chứng đa xơ cứng hay không.

Phân biệt các triệu chứng đa xơ cứng với Parkinson

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đa xơ cứng: Tê hoặc yếu ở một hoặc nhiều chi, mất thị lực một phần hoặc toàn bộ, song thị, co thắt cơ, ngứa ran hoặc đau, cảm giác như điện giật, run, khó khăn khi đi bộ, mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn chức năng bàng quang, nói nhịu…

Các triệu chứng của bệnh Parkinson thường bắt đầu với những cơn run rẩy, cứng cơ, khó đứng hoặc đi bộ, thay đổi giọng nói, vận động chậm, mất cân bằng tư thế, mất các cử động tự động…

Nguyên nhân gây bệnh đa xơ cứng và Parkinson

Bệnh Parkinson thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh đa xơ cứng là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công myelin, gây tổn thương và hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các sợi thần kinh. Giống như nhiều bệnh tự miễn dịch khác, nguyên nhân chính xác gây bệnh đa xơ cứng chưa rõ ràng, tuy nhiên, một số yếu tố về môi trường, miễn dịch, bệnh truyền nhiễm và di truyền có thể đóng một số vai trò trong sự khởi phát của bệnh.

Đối với bệnh Parkinson, khi một số tế bào thần kinh trong não bắt đầu chết đi hoặc bị tổn thương có thể gây bệnh (dù không quá rõ ràng). Một số yếu tố góp phần vào quá trình chết của tế bào thần kinh bao gồm: Gene di truyền vì những đột biến gene cụ thể đã được xác định có thể gây bệnh Parkinson, các yếu tố môi trường như tiếp xúc với một số chất độc nhất định, sự hiện diện của thể Lewy trong não...

Các yếu tố nguy cơ và biến chứng

Yếu tố nguy cơ gây bệnh đa xơ cứng bao gồm: Trẻ em gái, gia đình có người bị bệnh đa xơ cứng, mắc bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, người da trắng có nguồn gốc châu Âu, những người sống gần các cực của trái đất (xa đường xích đạo), sống ở các vùng khí hậu ôn đới, đã mắc một bệnh tự miễn dịch, hút thuốc lá, thiếu vitamin D, được sinh ra vào mùa Đông…

Các biến chứng do bệnh đa xơ cứng bao gồm: Cứng và co thắt cơ; Tê liệt chi, tàn tật; Các vấn đề với bàng quang, ruột; Suy giảm chức năng tình dục; Suy giảm trí nhớ; Thay đổi tâm trạng, trầm cảm và chứng động kinh.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh Parkinson bao gồm: Trên 50 tuổi, chủ yếu là nam giới, gia đình từng có người mắc bệnh Parkinson, mang gene di truyền; Bị chấn thương ở đầu; Tiếp xúc với chất độc ngoài môi trường; Uống một số thuốc như thuốc chống lo âu hoặc thuốc ngủ.

Các biến chứng liên quan đến bệnh Parkinson bao gồm: Nhận thức kém, trầm cảm, thay đổi cảm xúc; Khó nuốt, ngửi kém; Rối loạn giấc ngủ; Vấn đề bàng quang, táo bón; Huyết áp không ổn định; Mệt mỏi; Đau đớn; Rối loạn chức năng tình dục.

Biết Tuốt H+ (Theo Bel Marra Health)

Gợi ý thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện, giúp cải thiện chứng run tay chân và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh Parkinson.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh