Đau lưng do hẹp ống sống thắt lưng nên làm gì?

Bệnh hẹp ống sống thắt lưng thường khiến người bệnh bị đau lưng

Đi tiểu 3-4 lần vào ban đêm, kèm đau lưng, có phải bị bệnh thận?

Infographic: Tư thế ngủ dễ chịu nhất khi bị đau, chấn thương

Châm cứu có giúp giảm đau lưng?

Tại sao nằm nhiều trên giường lại gây đau lưng?

TS. Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail trả lời:

Chào bạn!

Hẹp ống sống thắt lưng xảy ra khi đốt sống ở thắt lưng trở nên hẹp và tạo áp lực lên tủy sống, các rễ thần kinh khiến người bệnh bị đau nhức. Hẹp ống sống thắt lưng thường gặp ở những người trên 60 tuổi, người bị béo phì, người có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Khi chúng ta già đi, phần cột sống và đĩa đệm sẽ dần bị thoái hóa. Vì thế, các đĩa đệm sẽ yếu dần đi so với khi chúng ta còn trẻ rất nhiều và chúng dễ bị phồng lên. Đĩa đệm phồng lên sẽ chèn ép lên rễ thần kinh vùng cột sống và sẽ làm giảm đường kính của cột sống.

Triệu chứng phổ biến khi bị hẹp ống sống thắt lưng là đau. Khoảng 90% bệnh nhân hẹp ống sống cảm thấy đau thắt lưng và đau lan xuống 2 chân. Ngoài ra, có khoảng 60% bệnh nhân bị tê chân hoặc ngứa ran cả 2 chân, bệnh nhân cũng khó giữ thăng bằng do chân bị suy yếu. Các triệu chứng có thể nặng hơn khi đứng hoặc đi bộ nhiều. Triệu chứng đau sẽ giảm khi ngồi hoặc nằm ngửa.

Tiêm ngoài màng cứng là phương pháp sử dụng steroid đưa vào khoang ngoài màng cứng. Tiêm steroid không giúp bệnh nhân khỏi bệnh nhưng chúng có thể giúp giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như nhiễm trùng trong quá trình điều trị và sau điều trị.

Ngoài phương pháp tiêm ngoài màng cứng, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác như dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, vật lý trị liệu... Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu lớn chứng minh hiệu quả của các phương pháp này.

Trong trường hợp của bạn, tôi khuyên bạn nên thực hiện phương pháp tiêm ngoài màng cứng vì nó có thể giúp bạn giảm đau. Hẹp ống sống thắt lưng thường tiến triển chậm và nếu bạn đã áp dụng tất cả các phương pháp nội khoa mà không có kết quả thì mới cần phẫu thuật.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Nên làm gì khi trẻ mắc hội chứng nghiện nhổ tóc? - Ảnh 4TS.BS Martin Scurr là chuyên gia tư vấn về sức khỏedinh dưỡng, thuốc và thực phẩm chức năng cho The Blue Door Team.

Kể từ năm 2003 đến nay, TS.BS  Martin Scurr là Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail của nước Anh. Đây là tờ báo có hơn 6 triệu độc giả và hơn 17 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Gia Hân H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị