Những lưu ý khi dùng gà cúng đêm giao thừa?

Cúng gà đêm giao thừa là một nét đẹp trong văn hoá Việt Nam

Cúng Giao thừa bằng gà nướng – Thơm vàng cả năm!

Món ngon cho đêm giao thừa

Thời tiết đêm Giao thừa: Mưa phùn lất phất, trời rét ngọt

Quảng Ninh xác minh việc đốt pháo đêm Giao thừa

Đặt gà cúng Giao thừa như thế nào?

Khi chuẩn bị mâm cỗ Giao thừa, bạn phải đặt gà cúng lên đĩa to, tháo dây buộc (nếu có), bầy ngay ngắn trên đĩa, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ. Điều quan trọng nhất là phải đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành khiển cai quan năm mới đi qua, cách đặt gà cúng như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình. 

Có nên cúng cả con?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ - Giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội: "Từ xa xưa trong văn hóa thờ cúng thần linh, người ta chỉ cần đặt một miếng thịt trong mâm cỗ cúng là đủ. Khi cuộc sống con người có điều kiện hơn người ta mới cúng cả con gà. Tuy nhiên việc đặt nguyên cả con gà lên đĩa để thể hiện sự trang trọng là không cần thiết. Chúng ta hoàn toàn có thể chặt gà ra thành miếng rồi bày lên đĩa cho gọn gàng, sạch sẽ. Thần linh hay ông bà tổ tiên chỉ cần thấy được tấm lòng của chúng ta, không cần phải cầu kỳ, bày vẽ mâm cao cỗ đầy thì mới gọi là thành tâm".

Mâm cỗ cúng Giao thừa thường có một con gà trống luộc

Chọn gà trống choai

Theo TS Trần Thị Thu Thủy - Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: "Gà trống trong dân gian được coi là con vật báo hiệu điều lành, dữ, đoán định tương lai... Đầu năm, một số dân tộc như Mông, Tày… thường đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát. Nếu lúc giãy chết đầu gà quay về nơi thờ ma nhà hoặc buồng chủ nhà thì năm đó gia đình sẽ làm ăn phát đạt. Nếu đầu gà quay ra cửa thì năm đó làm ăn khó khăn, hao tiền tốn của. Họ sẽ bắt con gà khác cúng lại, nếu vẫn như thế thì phải mời thầy cúng về hóa giải... Còn với người Kinh thì lựa chọn gà cúng đơn giản hơn. Tuy nhiên, gà cúng đêm giao thừa phải là gà trống choai.

Theo chị Nguyễn Thị Thảo  - Trưởng bộ phận bếp, Khách sạn Gondola, Hà Nội: "Để có con gà cúng đẹp, người ta cần mổ moi, làm sạch sẽ bổ miệng, cứa khớp để hai chân quặp vào bụng phía sau (khéo cứa chân để gà không bị co về phía trước – là tư thế gà bực tức, co chân chuẩn bị đá song phi). Đặt con gà nằm nghiêng trong nồi nước lạnh, đầu ngửa ra phía lưng, chân quặp phía sau bụng, hai cánh co tự nhiên (tốt nhất là buộc dáng trước khi bỏ vào nồi). Khi luộc cần lật đều hai bên để gà không bị vẹo.

Muốn gà cúng ngon, đẹp làm gà xong cần rửa sạch tiết để nước không bị đục. Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà (không cho gà vào nước nóng vì da gà bị nóng đột ngột sẽ co lại, dễ bị rách), đun lửa tới sôi lăn tăn (không sôi sùng sục) thì hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7- 8 phút. Nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập giập bỏ vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp (5 phút nếu là gà non để cúng Giao thừa, 10 phút với gà luộc để ăn). Tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút. Muốn da gà giòn khi vớt ra thả ngay vào nước thật lạnh. Sau đó tháo dây buộc gà, bày ra đĩa, mỏ gà cài bông hoa hồng đỏ rực (hoặc hoa tỉa từ củ hành lá xanh cũng đẹp mắt), tiết, lòng gà nhét lại vào bụng gà".
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa