Năm Đinh Dậu 2017 có nên cúng gà đêm Giao thừa không?

Khi cúng gà, gia chủ nên gắn một bông hoa hồng ở mỏ

6 cách để ngủ ngon lấy sức đón Giao thừa

6 cách để ngủ ngon lấy sức đón Giao thừa

Cúng Giao thừa ngoài trời hay trong nhà trước?

Suy tim độ 1 có nên thức khuya đón Giao thừa?

Vì sao người Việt cúng gà đêm Giao thừa?

Người Việt vẫn thường dùng gà trống để cúng Giao thừa với mong muốn "gọi mặt trời". Quan niệm người xưa cho rằng, Giao thừa là thời điểm đêm trời đất tối tăm nhất, bởi đó là lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất. Nhà nhà bảo nhau cúng gà trống để con gà sẽ đánh thức mặt trời, mang lại ánh sáng đủ đầy cho cả năm.

Ngoài ra, gà trống có nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Trong 12 con giáp, gà trống được cho là loài có 5 đức lớn: Một là: đầu có mào như đội mũ, thân có màu lông đẹp như quần áo, gọn gàng đó là Văn; Hai là: Chân cứng, có cựa nhọn để làm vũ khí, ấy là Võ; Ba là: Thấy đối thủ là xông vào, ấy là Dũng; Bốn là: Tìm thấy thức ăn liền gọi đồng loại, đó là Nhân; Năm là: Đúng giờ, đúng canh liền cất tiếng gáy, ấy là Tín. Trong đó, gà lấy đức Tín làm đầu. Bất kể mùa Đông hay Hè, ngày nắng hay ngày mưa đều gáy đúng giờ, đúng canh.

Cúng gà trống choai đêm Giao thừa là nét văn hóa độc đáo của người Việt

Giao thừa năm Đinh Dậu 2017 có nên cúng gà?

Năm Đinh Dậu 2017 là năm con gà nên nhiều gia đình không cúng gà mà thay thế bằng cúng chân giò hoặc một đồ cúng khác vì cho rằng năm gà cần phải tránh cúng con vật này. Theo Chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh - Giám đốc Học viện Phong thủy Ngũ hành: "Việc dùng tranh gà, hay gà cúng là tập tục lâu đời, không liên quan đến năm con gà. Đêm Giao thừa và ngày đầu năm mới cúng gà để xóa bỏ điềm xấu, trừ tà, đầu năm đón được trường khí dương tốt lành. Vì vậy, trong năm Đinh Dậu 2017 gia đình bạn hoàn toàn có thể cúng gà, không ảnh hưởng gì".

Gà để cúng Giao thừa cần đảm bảo những gì?

Gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy, không tật lỗi, lông màu đỏ hay vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng và đặc biệt phải chưa đạp mái… tượng trưng với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết. Đó chính là ước mong “mưa thuận gió hoà” của cư dân nông nghiệp.

Gà để cúng Giao thừa là gà trống choai

Làm sao để có gà cúng đẹp?

Theo chị Nguyễn Thị Thảo  - Trưởng bộ phận bếp, Khách sạn Gondola, Hà Nội: "Để có con gà cúng đẹp, người ta cần mổ moi, làm sạch sẽ bổ miệng, cứa khớp để hai chân quặp vào bụng phía sau. Đặt con gà nằm nghiêng trong nồi nước lạnh, đầu ngửa ra phía lưng, chân quặp phía sau bụng, hai cánh co tự nhiên (tốt nhất là buộc dáng trước khi bỏ vào nồi). Khi luộc cần lật đều hai bên để gà không bị vẹo. Muốn gà cúng ngon, đẹp làm gà xong cần rửa sạch tiết để nước không bị đục. Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà (không cho gà vào nước nóng vì da gà bị nóng đột ngột sẽ co lại, dễ bị rách), đun lửa tới sôi lăn tăn (không sôi sùng sục) thì hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7 - 8 phút. Nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập giập bỏ vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp (5 phút nếu là gà non để cúng Giao thừa, 10 phút với gà luộc để ăn). Tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút. Muốn da gà giòn khi vớt ra thả ngay vào nước thật lạnh. Sau đó tháo dây buộc gà, bày ra đĩa, mỏ gà cài bông hoa hồng đỏ rực (hoặc hoa tỉa từ củ hành lá xanh cũng đẹp mắt), tiết, lòng gà nhét lại vào bụng gà".

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa