Năm 2020: 4,5 triệu người Việt Nam sẽ bị loãng xương

Việt Nam hiện có đến 2,8 triệu người mắc bệnh loãng xương (Ảnh minh họa)

Khắc phục loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Người bị loãng xương nên ăn gì?

Sống vui vẻ cho xương chắc khỏe

Sữa không giải quyết được loãng xương

Phòng loãng xương ở người cao tuổi?

Loãng xương là vấn đề mang tính toàn cầu

Tại châu Á, có khoảng 20% phụ nữ sống chung với bệnh loãng xương và 53% có mật độ xương thấp. Loãng xương hiện đang là vấn đề mang tính toàn cầu, rất cần được quan tâm để góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao tuổi thọ cho người có tuổi và giảm bớt các chi phí về y tế xã hội cho việc điều trị các biến chứng mà bệnh có thể gây nên như gãy lún cột sống, gãy cổ xương đùi...

Loãng xương (còn được gọi là xốp xương hay thưa xương) là một bệnh lý của hệ thống xương làm giảm tỷ trọng khoáng chất của xương hay giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương. Sự suy giảm các protein và các khoáng chất của bộ xương làm cho sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm đi, xương sẽ trở nên mỏng mảnh, dễ gãy, dễ lún và dễ xẹp, đặc biệt ở các vị trí chịu lực của cơ thể như: Cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay...

Theo Hiệp hội Loãng xương Việt Nam, đến lúc có tuổi (trên 65 tuổi) ai cũng bị loãng xương. Đây là hiện tượng loãng xương tiên phát (còn gọi loãng xương người già hay loãng xương type II), hiện tượng này thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gãy xương hay lún xẹp các đốt sống.

Tuy nhiên, quá trình loãng xương sẽ xảy ra sớm hơn, tiến triển nhanh hơn, gây nhiều hậu quả nặng nề như gãy, xẹp đốt sống, gãy cổ xương đùi... (được gọi là loãng xương thứ phát hay loãng xương type I) khi có thêm các nguyên nhân như bất động quá lâu ngày do bệnh tật, nghề nghiệp, mắc các bệnh nội tiết (cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, đái tháo đường, suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục), bị bệnh suy thận mạn hoặc mắc các bệnh xương khớp mạn tính. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc chữa đái tháo đường… cũng có khả năng gây ra loãng xương.

Đến lúc có tuổi (trên 65 tuổi) ai cũng bị loãng xương

Thường gặp ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh

Cũng theo thống kê của Hiệp hội Loãng xương Việt Nam, loãng xương có thể xảy ra ở cả nam và nữ nhưng thường gặp ở phụ nữ, nhất độ tuổi sau mãn kinh (76% trường hợp loãng xương là nữ). Phụ nữ ở độ tuổi này, hoạt động của buồng trứng ngưng lại, vì không có oestrogen nên các tế bào hủy xương tăng hoạt tính (oestrogen có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương) khiến họ thường gặp các biến chứng nặng của loãng xương hơn hẳn nam giới cùng tuổi.

Bên cạnh đó, quá trình mất xương ở nữ giới diễn ra nhanh hơn so với nam, trước hết là do ăn uống thiếu calci. Phụ nữ thường trải qua quá trình sinh nởnuôi con bằng sữa mẹ nhưng hay ăn uống không đủ chất để bù đắp lại. 

Để phòng ngừa loãng xương, cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, chú trọng cung cấp calci từ các thực phẩm như tôm, cua, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa. Nếu không muốn tiêu thụ nhiều chất béo, có thể dùng các sản phẩm sữa tách béo, không kem.

Từ sau tuổi 30, tỷ lệ mất xương sẽ tăng dần, nếu chưa yên tâm về lượng calci trong bữa ăn hàng ngày, có thể tham khảo và sử dụng một số thực phẩm chức năng bổ sung calci cho cơ thể để phòng ngừa loãng xương. Ngoài ra, nên tăng cường vận động, hạn chế ăn mặn, tránh các chất kích thích, đồ uống có cồn và thuốc lá vì đây là những tác nhân gây mất xương. Bổ sung vitamin D, K, C sẽ giúp tăng hiệu quả việc hấp thụ calci.

Từ tuổi 40 trở đi, hoạt động của các tế bào hủy xương sẽ trội hơn hoạt động của các tế bào sinh xương, khối lượng khoáng chất của bộ xương sẽ giảm dần theo tuổi với tốc độ mất xương từ 0,5 đến 1% mỗi năm. Riêng ở phụ nữ, trong 5 - 10 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, tốc độ mất xương là 2 - 4% khối lượng xương mỗi năm.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp