Mứt Tết không thể dùng bừa

Mứt là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mỗi gia đình vào dịp Tết cổ truyền.

Rùng mình mứt Tết - Ai dám ăn?

Cảnh giác cao độ với mứt Tết có màu sặc sỡ, đẹp mắt

Ngày Tết "đổi gió" với các món mứt lạ

Ăn Tết hết lo với mứt, kẹo “của nhà làm được”

Xem chế biến mứt Tết mà... kinh!

Có thể coi mứt là thực phẩm dinh dưỡng

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, có thể coi mứt là các thực phẩm dinh dưỡng vì trong mứt có chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể như đường bột, protein, acid hữu cơ, vitamin, khoáng chất và nhiều chất chống lão hóa tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu chứng minh mứt có tác dụng chống oxy hóa tế bào, tăng cường chức năng của gan, thải độc cho cơ thể...

Ngày nay, có rất nhiều loại mứt: Từ các loại rau, củ như khoai lang, bí đao, cà chua, gừng… đến tất cả các loại quả như hồng, đào, lê, me, mận, táo, dâu, kiwi… đều được chế biến thành mứt và với các tác dụng cho sức khỏe khác nhau. Chẳng hạn như mứt gừng: Có tác dụng làm ấm cơ thể, chống nôn, giải độc, chữa ho; Mứt quất (tắc): Giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, long đờm, chống nôn, giải độc rượu; Mứt sen: An thần, giảm stress, chống suy nhược; Mứt hồng: Chống suy nhược, chữa ho, tiểu đêm…

Những đối tượng không nên hoặc hạn chế sử dụng

Bên cạnh những ích lợi của mứt, khi ăn món ăn này cũng cần lưu ý một số điểm: Do trong mứt có nhiều đường nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất khác. Đặc biệt, các vitamin, khoáng chất trong rau, quả khi chế biến thành mứt cho cơ thể cũng bị biến đổi hoặc giảm đi nên không thích hợp cho người bị đái tháo đường, béo phì... Đối với những ai đang giảm cân, dùng nhiều mứt rất dễ tăng cân, đường huyết không ổn định và còn dễ nổi mụn...

Mứt cũng là thực phẩm giàu cholesterol nên các đối tượng trung niên và cao tuổi ăn nhiều dễ có nguy cơ bị bệnh về tim mạch, người đã có bệnh thì tăng nguy cơ tai biến. Bên cạnh đó, phụ nữ có thai, trẻ em cũng không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác.

Dưới khía cạnh dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho hay, dùng nhiều mứt dễ sinh đầy bụng và làm giảm mất cảm giác đói, do đó làm hạn chế cảm giác thèm ăn trong 2 bữa ăn chính. Vì vậy, trong ngày Tết, tốt nhất nên giảm bớt lượng mứt sử dụng và thay thế bằng cách ăn các loại trái cây tươi như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, hồng, dâu, táo… có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, có thể kiêng mứt bằng cách thỉnh thoảng ăn các loại hạt ngũ cốc hoặc hạt bí, đậu phộng, hạt điều... Riêng với hạt dưa thì chú ý vì nếu được nhuộm bằng phẩm màu sẽ không tốt cũng có hại cho sức khỏe.

An toàn thực phẩm mứt Tết cũng được đặt lên hàng đầu. Tại Việt Nam vào dịp Tết là các loại bánh kẹo và mứt Tết được tung ra thị trường và đây cũng là cơ hội để các cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt không an toàn thực phẩm có cơ hội bán sản phẩm.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo người sử dụng nên chọn mứt của Việt Nam nhưng được chế biến bởi các công ty lớn, có thương hiệu, có nhãn mác đầy đủ, có ngày sản xuất và hạn sử dụng. Nếu không quá bận rộn, mỗi gia đình có thể tự chế biến mứt cổ truyền, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm vừa giữ được hương vị ngày Tết và chị em lại thêm được dịp nữ công gia chánh “khéo tay, hay làm”.

M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp